XQ Việt Nam

TAP CHÍ LANGBIAN|8/23/2022 3:22:32 PM

 

 XQ Việt Nam

                 HÀ HỮU NẾT

 

Hơn 30 năm hình thành phát triển, tranh thêu XQ đã hiện diện ở nhiều gia đình, phòng khánh tiết cơ quan, nhà sưu tầm trong và ngoài nước. Là doanh nghiệp tranh thêu lớn nhất nước, tổ chức sự kiện độc đáo, nguồn cảm hứng vô tận của giới văn nghệ sĩ - đó là ba trụ cột làm nên “Thương hiệu” XQ Việt Nam.

Tranh thêu lớn nhất nước

Nghề thêu là một nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời, gắn liền với lịch sử dân tộc và người phụ nữ Việt Nam. Từ thế kỷ thứ I, bên cạnh lá Cờ thêu “Đền nợ nước, trả thù nhà” của khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phụ nữ Việt Nam còn biết thêu thùa để trang hoàng nhà cửa, bày tỏ tình cảm, làm đẹp cho mình và cho đời. Tuy nhiên, đến nay chưa ai biết chính xác nghề thêu có từ bao giờ, ai là người đầu tiên biến việc thêu thùa thành nghề truyền thống? Tương truyền, thế kỷ XVII ông Lê Công Hành (sinh 18/1/1606 - mất 12/6/1661) ở làng Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây đã đúc kết kỹ thuật thêu dân gian Việt Nam, phổ biến rộng rãi thành nghề thêu thủ công mang đậm nét nghệ thuật. Thời phong kiến, nghề thêu chủ yếu phục vụ cho vua chúa và giới quý tộc. Sản phẩm thêu là kết quả, bởi chỉ vải và công sức sáng tạo của nghệ nhân. Những sợi chỉ lúc đó, được nhuộm thủ công với chất liệu thiên nhiên như củ nâu, cây chàm, vỏ bàng, lá vông, hoa hòe... Khiến cho người nước ngoài cảm phục rằng: “Nhìn những màu nước nhuộm của các cô thợ thấy rất đơn giản, không ngờ đến khi nhuộm xong đều đủ hết một bảng màu vô cùng lạ lùng, tưởng như phù phép mới có được”. Thời kỳ đó, nghề thêu thường do phụ nữ đảm trách “Trai thì đọc sách ngâm thơ/ Gái thì kim chỉ thêu thùa vá may”. Đại đa số phụ nữ cả nước đều biết thêu, tuy nhiên tập trung và chuyên nghiệp từ lâu đời là ở Huế. Khi nhà Nguyễn xây dựng cố đô Huế, bà Hoàng Thị Cúc (mẹ vua Bảo Đại) cùng với Nam Phương Hoàng hậu, đã kết hợp ưu điểm kỹ thuật thêu châu Âu với tinh hoa nghệ thuật thêu châu Á, để biến thành nghệ thuật thêu Cung đình, gắn liền với sự thùy mị, tinh tế, tỉ mỉ của người con gái Huế. Gabrielle - học giả người Pháp, viết: “Nhiều nơi đã truyền lại cho con cháu những ngành nghề lạ lùng là vẽ hình bằng chỉ, làm cho bông sen nở trên lụa, làm cho bươm bướm lượn trên mặt nước trong xanh. Người thợ thêu An Nam khéo hơn người thợ thêu Trung Quốc, về đường kim mũi chỉ và cách pha màu”. Trải qua hàng thế kỷ thăng trầm, nhưng nghề thêu vẫn giữ được bản sắc văn hóa lâu đời của dân tộc. 

Đầu thập niên 90 thế kỷ XX, tranh thêu tay Việt Nam dần dần được phục hồi và vươn tầm cao mới. Công ty XQ Việt Nam là doanh nghiệp tiên phong, do hai vợ chồng nghệ sĩ, nghệ nhân Võ Văn Quân và Hoàng Thị Xuân thành lập năm 1996. (XQ là  2 chữ viết tắt của Xuân Quân). XQ đã vạch hướng đi mới cho nghề thêu bằng sự kết hợp giữa nghệ thuật hội họa và kỹ thuật thêu Cung đình Huế (chị Hoàng Thị Xuân gốc Huế). Từ tranh thêu 1 mặt truyền thống, XQ đã sáng tạo tranh thêu 2 mặt, tranh thêu phù điêu (chạm nổi 3 chiều) và tranh thêu mỹ nghệ (4 chiều) rất độc đáo. Công ty XQ Việt Nam chuyên sản xuất tranh thêu tay trên lụa phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. XQ thu hút hơn 3.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, thợ thêu làm việc tại 20 chi nhánh XQ trong và ngoài nước, tập trung đông nhất là ở Đà Lạt. XQ đã sản xuất hàng vạn sản phẩm - tác phẩm tranh thêu độc đáo về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam (hầu hết là độc bản). XQ Sử Quán, số 80 Mai Anh Đào - là Bảo tàng tranh thêu lớn nhất nước, Top 10 địa chỉ du lịch hấp dẫn nhất ở Đà Lạt. XQ đã góp phần tôn vinh, quảng bá tranh thêu tay truyền thống và văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới.

Sự kiện XQ độc đáo

Hằng năm, XQ Việt Nam tổ chức các kiện văn hóa: Giỗ tổ nghề thêu, Ngày hội Tri kỷ hữu, Giao lưu nghệ thuật (trong nước, quốc tế), Hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt… với kịch bản - dàn dựng chương trình công phu, hoành tráng và ấn tượng. Ngoài việc huy động đông đảo nghệ nhân, nghệ sĩ XQ trong cả nước về dự, XQ còn mời nhiều quan chức, văn nghệ sĩ, nhà báo, tri kỷ hữu, khách hàng, công chúng gần xa tham dự với nghi thức, âm nhạc, lễ hội, ẩm thực, văn nghệ… đậm chất XQ. Bởi XQ là doanh nghiệp luôn coi trọng sáng tạo, cống hiến, tôn vinh, quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Nguồn cảm hứng vô tận

26 năm kể từ ngày thành lập, XQ là nguồn cảm hứng vô tận của giới văn nghệ sĩ, báo chí, nhà nghiên cứu… đến khám phá, sáng tạo nên các tác phẩm (văn, thơ, nhạc, họa, nhiếp ảnh, điện ảnh, video ca nhạc, báo chí…) có chất lượng. Nhiều Đoàn làm phim, hãng Truyền hình, cơ quan Báo - Đài, Hội Văn học Nghệ thuật… trong nước và quốc tế được Công ty XQ tạo điều kiện thuận lợi nhất để tác nghiệp, tham quan, giao lưu và sáng tạo. Bảo tàng tranh thêu XQ Đà Lạt luôn đổi mới từng năm (đôi khi 2 lần/ năm) về các khu trưng bày, sản phẩm tranh thêu mới, vườn hoa, tiểu cảnh trong không gian nghệ thuật đậm nét kiến trúc Nhật - Việt, vừa lãng mạn vừa huyền bí, với  nghệ thuật sắp đặt “đẹp từng centimet”. Bất kỳ lúc nào, ngày cũng như đêm, mọi phụ nữ làm việc tại XQ đều mặc áo dài thướt tha (đủ 7 sắc cầu vồng), nam giới veston đen đi nhẹ, nói khẽ, làm việc đam mê, siêng năng như làm cho gia đình mình, miệng luôn mỉm cười và cúi đầu chào khách. Điều đặc biệt phụ nữ XQ không bao giờ bắt tay đàn ông (tránh phân tâm và giữ vệ sinh cho bức tranh thêu).

Hãy đến với XQ Việt Nam để khám phá, trải nghiệm và tự hào về một doanh nghiệp tranh thêu tay trên lụa lớn nhất Việt Nam. Và, biết đâu sẽ được tặng hoặc mua được bức tranh thêu như ý, mang “Thương hiệu XQ Việt Nam”./. cónhở Huế. Khi triều đại nhà Nguyễn xây dựng ở Cố Đô Huế, bà Hoàng Thị Cúc, mẹ Vua Bảo Đại, cùng với Nam Phương

XQ Việt Nam