Đó là thời gian tôi đảm trách công việc đi mua vật liệu cho việc xây ngôi nhà trong mơ của mình. Em làm nhân viên tiếp thị của cửa hàng vật liệu trong thành phố Đà Lạt, tôi bị em chinh phục bởi sự hiểu biết khá tinh tế về các loại vật liệu gia dụng mà tôi thì mù tịt về lĩnh vực này. Em dẫn tôi đi khắp các gian trưng bày hàng hóa để giới thiệu các loại vật liệu, tôi đi theo em như cậu bé theo cô giáo lần đầu vào lớp một. Tôi chỉ biết gật đầu đồng ý sau khi nghe em tiếp thị, em không quá đẹp nhưng ánh mắt, nụ cười và giọng nói rất có duyên; không chỉ mình tôi mà hầu như bất kỳ khách hàng nào đến cửa hàng này cũng đều muốn được em tư vấn.
PHÚ HOÀI
Những ngày đầu xuân mới năm nay, khách du lịch khắp nơi về Đà Lạt đều rất ngỡ ngàng: Phố xá rộng thênh thang, hiện đại; hoa tươi nở thắm khắp các công viên, quảng trường, các con đường, lối đi… Đặc biệt, hệ thống đèn tín hiệu giao thông (đèn xanh đèn đỏ) lần đầu tiên sau gần 130 năm hình thành Đà Lạt, đã hiện hữu trên các ngã ba, ngã tư… Đà Lạt khoác áo mới vào xuân.
Bởi ý tưởng kiến tạo Đà Lạt trở thành đô thị nghỉ dưỡng cho giới chức Pháp tại Liên bang Đông Dương nên ngay từ đầu người Pháp đã khởi lập những đồ án quy hoạch tổng thể và chi tiết để triển khai thực hiện một hình thái đô thị châu Âu giữa lòng nhiệt đới.
Người ta thường gọi Đà Lạt là “Thành phố hoa” nhưng thực ra ấn tượng đặc trưng đầu tiên của du khách khi đến Đà Lạt không phải là hoa, lại càng không phải hoa dã quỳ. Dã quỳ không chỉ của riêng Đà Lạt mà là nét chung cho cả Tây Nguyên. Vào giữa đông, bắt đầu mùa khô đi theo Quốc lộ 20 dọc theo Tây Nguyên, ta sẽ thấy sắc hoa quỳ vàng rực rỡ khắp các thung lũng, sườn đồi của Đà Lạt, Ban Mê Thuột, Pleiku chói chang trong nắng ấm. Còn hoa, với phương pháp trồng cấy và trưng bày hiện đại, hoa có thể hiện diện khắp mọi nẻo đường ở bất kỳ thành phố nào. Dĩ nhiên khi được mệnh danh là “Thành phố hoa”, Đà Lạt phải có cái gì hơn hẳn các thành phố khác về hoa, nhưng đó là khi người ta có đủ thời gian để đi sâu khám phá.
Từ thập niên 80 của thế kỷ trước, có một người con của quê hương Quảng Trị đưa cả gia đình “hành phương Nam” đi kinh tế mới vào lập nghiệp trên mảnh đất Đạ Tẻh - Lâm Đồng. Dù rằng đã “neo đậu” trên quê hương thứ 2, nhưng trong lòng ông lúc nào cũng đau đáu nỗi nhớ quê da diết… Và sau gần 40 năm cất công sưu tầm, ông đã cho ra đời một “Bảo tàng làng quê Quảng Trị” thu nhỏ trên đất Lâm Đồng trong sự ngưỡng mộ của nhiều người. Ông là Trương Thái Anh Quốc - nguyên Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
Thơ Đức Trọng đa phong cách, đa sắc màu. Truyền thống và hiện đại đan xen, mọi chủ đề đều trải nghiệm. Nhưng tất cả đều hướng tới chân, thiện, mĩ. Ngợi ca Tổ quốc, yêu quê hương có cả tình yêu đôi lứa.
“Ai lên xứ hoa đào, dừng chân bên hồ nghe chiều rơi/ Nghe hơi giá len vào, hồn người chiều xuân mây êm trôi...”. Lời bài hát ấy cứ ngân nga trong tôi khi hoa anh đào nở. Năm nay rét đậm nên anh đào nở rộ, đẹp đến nao lòng. Cả Đà Lạt rực hồng như “Nàng sơn nữ” lộng lẫy trong váy áo hồng, quyến rũ lạ kỳ.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Phú Thọ, khu di tích lịch sử đền Hùng. Cậu bé có tên Hà Thái Bình được nuôi dưỡng bởi dòng sữa mẹ quê hương năm tấn. Nơi cái nôi của làn điệu chèo mượt mà sâu lắng đậm nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Hòa quyện cùng điệu hát xoang, loại hình dân ca lễ nghi phong tục “Hát cửa đình” giữa văn hóa của đồng bằng và trung du Bắc Bộ, đã thổi những tinh hoa chắt lọc vào tuổi thơ Hà Thái Bình như phù sa bồi đắp cho cánh đồng ngào ngạt hương lúa thẳng cánh cò bay.
Khi những chuyến tàu bắt đầu chở hàng, quà xuân của quân dân cả nước gửi tặng ra quần đảo Trường Sa cũng là lúc không khí mùa xuân đã nhen nhóm nơi đầu sóng. Năm nay dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng các tổ chức, cá nhân trong cả nước vẫn không quên chuẩn bị những kiện hàng hóa với đầy đủ lương thực, nhu yếu phẩm chuyển đến quân và dân Trường Sa.