Cha tôi đã cho tôi thừa hưởng điều mà người ta có thể thừa kế tốt nhất; tính vui vẻ của tôi. Cha tôi, ông ấy là ai? Điều này hình như chẳng liên quan gì tới tính tình vui vẻ của ông ấy! Ông ấy lanh lợi, vui tính, đẫy đà, béo tròn và diện mạo bề ngoài cũng như nội tâm bên trong lại hoàn toàn mâu thuẫn với nghề nghiệp của cha tôi. Ông làm nghề gì vậy, địa vị thế nào? Bạn sắp hiểu được rằng ngay từ đầu, nếu tôi đã viết ra điều này, in ấn nó, thì rất có thể là đa số độc giả có lẽ đã đặt cuốn sách của tôi xuống sau khi biết ông ấy, và nói: “Thật ghê tởm, ta chẳng thể đọc cái này!”. Và dù sao, cha tôi không phải đao phủ hay tay sai của đồ tể, mà trái lại. Nghề nghiệp của ông ấy đôi khi đưa ông ấy lên đứng đầu, cao nhất trong giới quý tộc thượng lưu trên thế gian này; vả lại, ông ấy ở trong số đó, đầy quyền hành xứng đáng với địa vị của ông. Chắc ông ấy luôn luôn ở trước - ở trước giám mục, trước các hoàng thân, quốc thích… và ông ấy xứng đáng ở đó. Cha tôi là người đánh xe ngựa!
Chu Văn An (1292-1370) là một trong những nhà giáo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử giáo dục Việt Nam, được người Việt qua các thế hệ tôn vinh là “Vạn thế sư biểu” - người t hầy của muôn đời. Ông không chỉ được biết đến với tài năng xuất chúng và sự tận tâm trong sự nghiệp giáo dục, mà còn là một nhà Nho chính trực, đại diện cho phẩm chất đạo đức và khí phách của tầng lớp trí thức Đại Việt. Vào tháng 11 năm 2019, Đại hội đồng UNESCO đã thông qua Nghị quyết vinh danh Chu Văn An, cùng Việt Nam kỷ niệm 650 năm ngày mất của ông vào năm 2020. Đây là lần thứ tư một người Việt Nam được UNESCO tôn vinh, sau Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Đại thi hào Nguyễn Du và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dịp ngày Quốc tế Giáo dục, bài viết này sẽ phân tích sâu hơn về cuộc đời, sự nghiệp và những di sản quý báu mà Chu Văn An đã để lại cho nền giáo dục Đại Việt và các thế hệ sau.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là một phong tục tập quán thờ cúng nữ thần và những nhân vật anh hùng có trong lịch sử, những người có công với đất nước là một nét văn hóa đặc sắc trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ” của người Việt đã được Tổ chức UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 01-12-2016.
Tùy bút là một “mảnh ghép” quan trọng trong bức tranh văn học Việt Nam, và mảng tùy bút phong tục luôn để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Những tác phẩm này không chỉ lưu giữ mà còn lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp đã trở thành “căn tính” dân tộc, niềm tự hào của người Việt Nam.