Di tích Cát Tiên sau 4 mùa khai quật được tiến hành với sự phối hợp giữa Bảo tàng Lâm Đồng cùng Viện Khảo cổ học Việt Nam đã kết thúc với Hội thảo khoa học Cát Tiên lần thứ nhất năm 2001. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học đưa ra những nhận định khái quát…
Với tộc người M’Nông, đến nay dù công việc sưu tầm chưa dừng lại nhưng với trên khoảng 200 sử thi lớn nhỏ được xuất bản cũng đã cho thấy sự đồ sộ và giá trị của kho tàng này. Đặc biệt, không thể không nhắc đến giá trị phản ánh bức tranh toàn cảnh về đời sống vật chất và tinh thần của người M’Nông mà văn hóa mẫu hệ là một trong số đó.
Lâm Đồng có 3 dân tộc thiểu số bản địa có nguồn gốc lâu đời là K’Ho, Mạ và Chu Ru. Tộc người Chu Ru có dân số ít nhất chiếm tỉ lệ khoảng 2% dân số toàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay trong cộng đồng người Chu Ru còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo; đó là các nghề truyền thống, những vật dụng trong lao động, sinh hoạt văn hóa tinh thần; đặc biệt, các điệu dân ca, dân vũ, chuyện cổ Chu Ru…
Sau chuyến khảo sát lại khu di tích sau hai năm tạm ngưng khai quật (từ 1994 đến 1996), phó giáo sư Hoàng Xuân Chinh và đoàn cán bộ Viện Khảo cổ học Việt Nam quyết định chọn điểm di tích Gò IA tại khu vực xã Quảng Ngãi (Cát Tiên) để tiến hành khai quật chính trong đợt 2 (năm 1996)…
Cũng như các dân tộc khác sinh sống bằng nghề trồng trọt ở Tây Nguyên, các dân tộc bản địa ở Lâm Đồng còn lưu truyền những phong tục mang sắc thái tín ngưỡng đa thần, gắn với các lễ nghi nông nghiệp như: Lễ phát rừng; Lễ gieo hạt; Lễ mừng lúa mới... hay các tập quán xã hội: Ma chay, cưới xin...
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một loại hình văn hóa đặc sắc của các dân tộc từng sinh sống lâu đời nơi đây và đã được UNESCO công nhận và vinh danh là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” vào năm 2005. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, các dân tộc trên vùng đất này đã sáng tạo nên những giàn chiêng, bộ chiêng với phong cách diễn tấu độc đáo khác hẳn với nghệ thuật cồng chiêng của các nước khác ở Đông Nam Á, đặc biệt trong đó có chiêng Tha của người Brâu.
Lễ bỏ mả cho những người đã khuất, mặc dù là lễ hội được tổ chức sau cùng trong năm nhưng đối với các dân tộc Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, M’Nông,… lại là lễ hội có quy mô nhất, dài ngày nhất và có nhiều đặc trưng văn hóa nhất so với tất cả các lễ hội khác của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Lễ thường được diễn ra vào mùa xuân tại các nghĩa trang của buôn làng.