Có trời chứng giám, có lẽ mỗi ngày tôi lui tới trong nhà hàng này hơn cả ngàn lần. Mỗi lần đi như vậy tôi mang theo một cái xô nhựa rỗng, dọn các đĩa với thức ăn còn thừa lại, tách cà phê, ly nước và rượu cùng hàng trăm loại thức uống khác. Công việc của tôi ở nhà hàng là rửa chén và dọn vệ sinh bàn.
Vyankatesh Madgulkar sinh năm 1927 ở Maharashtra, Ấn Độ. Ông sống thời thơ ấu giữa cần lao ở nông thôn. Năm 1948, ông chuyển tới Bombay và vào nghề viết. Sau đó ông làm giám đốc điều hành Đài All India. Ông đã in mười tập truyện ngắn và năm cuốn tiểu thuyết cũng như nhiều kịch bản, du ký... Ông được trao Giải thưởng Văn học danh giá nhất Ấn Độ là Giải The Sahitya Akademi.
Thôn cô sống có tên là Chandipur. Ở đó có một con sông nhỏ, eo hẹp như cuộc sống của cô con gái gia đình trung lưu. Con sông chẳng bao giờ chảy tràn bờ, ngược lại êm đềm như cuộc sống của cư dân hai bên bờ. Hai bên bờ sông là nhà cửa và có bóng cây che mát. Nhờ thần sông là phúc thần cho mỗi nhà, bà đôi lúc rời khỏi ngôi nữ hoàng của mình, xao nhãng thực thi việc ban ơn lành vô tận bằng cách bước đi dài thườn thượt.
Lily là một em bé gái dịu hiền, tử tế, sống sung sướng, yêu quý cha mẹ lắm. Cả ba người có những khoảnh khắc tuyệt vời bên nhau. Cô bé gái chỉ gặp một vấn đề nhỏ: Quá rụt rè. Mỗi khi em đi đến cửa hàng bán kẹo, em nép mình trong váy mẹ, ấp úng nói “chào bà” một cách rất khó nghe và nói “cám ơn” cũng thế. Nếu như em định nói gì thêm, thì thốt ra từ miệng những từ rất lộn xộn, hoặc giả là em lúng búng cứ như tiếng phát ra từ cái đĩa hát bị rạch và trông rất nực cười một cách kinh khủng. Với ai cũng vậỵ, trừ với cha mẹ em, tất nhiên rồi.
Một phụ nữ ba mươi sáu tuổi chưa chồng tham gia trang kết bạn trực tuyến, cũng vậy là một người đàn ông bốn mươi tuổi đã lập gia đình với một người đàn bà anh có thể còn, hay không còn yêu. Tiểu sử sơ lược của nàng cho biết nàng “thích đọc sách báo, học nấu những món ăn lạ, và bơi.” Tiểu sử sơ lược của chàng “thích sửa chữa những bàn ghế cũ trong nhà, xem phim giờ khuya, và đọc sách về các nhân vật lịch sử.” Trong thực tế, chàng đã không sữa chữa đồ đạc gì trong nhà trước khi có con, và sách về các nhân vật lịch sử thì chỉ là sách viết về các thần tượng thể thao. Cũng tương tự như vậy với nàng: Nàng không hề bơi ở hồ hay ở biển trong hơn bảy năm, từ hồi chị nàng tổ chức tiệc khi còn độc thân, và chuyện đọc sách hay nấu ăn là những chuyện khác nàng muốn làm thêm ngoài những chuyện thường nhật. Cả hai cùng đưa lên những ảnh của mình chụp từ mười năm trước, khi kiểu tóc còn đẹp, hay nói chung là tóc đẹp hơn hay nhiều hơn bây giờ. Họ chỉ dùng tên thật vì người ta không thể quá cẩn thận trên mạng. Sau hai tháng trao đổi thư điện tử và trò chuyện trực tuyến, họ quyết định gặp nhau.
Vào một ngày đông lạnh lẽo, trên đường đi bộ về nhà tôi vấp phải một chiếc ví ai đó đã đánh rơi. Tôi nhặt lên mở ví ra hy vọng trong đó có thẻ căn cước hay số điện thoại để có thể liên hệ với chủ nhân chiếc ví. Nhưng trong đó chỉ có 3 đô la và một phong bì thư đã nhàu nát và sờn hết mép - có vẻ như nó đã nằm trong ví từ rất lâu. Trên phong bì nét chữ đã mờ ghi địa chỉ người nhận vẫn có thể đọc được. Tôi mở thư ra thấy đề năm 1924. Vậy là bức thư này được viết cách đây 60 năm. Chữ viết tay trong thư rất mềm mại giàu nữ tính và nét chữ tuyệt đẹp trên giấy pơ luya xanh nhạt có in bông hoa nhỏ màu hồng trên góc cao bên phải tờ giấy. Bức thư đó gửi cho người có tên là Michael. Cuối thư có ký tên Hannah. Như vậy, đây là bức thư cuối cùng Hannah gửi cho Michael - vì mẹ cô cấm đoán không cho cô gặp Michael nữa. Trong thư chia tay Hannah nhắn lại: Dù vậy cô vẫn luôn yêu anh.