Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà báo uyên bác. Người đã dùng báo chí làm vũ khí đấu tranh cách mạng ngay từ những ngày sống trên đất Pháp; trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, cũng như trên bước đường tìm đường cứu nước. Trong cuộc đời làm báo của mình, hơn 30 năm sống, làm việc ở các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Đức..., nhà báo vĩ đại Hồ Chí Minh đã dùng 69 bút danh để hoạt động báo chí với nhiều thể loại: Chính luận, bút ký, tin, ảnh... Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các nhà báo: “Trước khi cầm bút, các nhà báo phải tự đặt câu hỏi: “Mình viết cho ai đọc?” Người đã chỉ dẫn các nhà báo mục tiêu rõ ràng: “Quần chúng Nhân dân, người lao động là các đối tượng nhà báo phải hướng tới.”
Chủ tịch Trần Văn Hiệp: Năm 2020, năm cuối thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch Covid-19 tác động đến mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội; nhưng được sự quan tâm lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; sự phối hợp, giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể quần chúng, cùng với những nỗ lực cố gắng trong chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, sự chung tay góp sức của các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh; tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực và đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội... tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Toàn tỉnh, đã đạt và vượt mức 13/17 chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, đặc biệt thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 9.430 tỷ đồng, đạt 101% dự toán được giao.
Đổi mới phương pháp, phong cách sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) là nhu cầu cần thiết đối với văn nghệ sĩ (VNS) Việt Nam và Lâm Đồng trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Ngày nay, mạng xã hội (Facebook, Youtube, Twitter, Zalo, Messenger…) nhanh, mạnh, phong phú, đa chiều, phủ khắp toàn cầu. Ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi, nghề nghiệp người người ngày đêm vào mạng, công bố tác phẩm (văn, thơ, nhạc, họa, nhiếp ảnh, điện ảnh, sân khấu, bình luận, quan điểm, khen, chê…) thường xuyên. Các loại hình báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử…) cũng đang đổi mới toàn diện từng ngày để khẳng định“thương hiệu” của mình và cạnh tranh độc giả, khán thính giả, phóng viên, cộng tác viên… nếu không muốn bị chậm tiến triển, thua lỗ…