Bụi cỏ tranh

TAP CHÍ LANGBIAN|2/24/2023 10:30:26 AM

Bụi cỏ tranh

BẠCH NHẬT PHƯƠNG (TP. HCM)

  •  

 

 

Lại một cái Tết nữa sắp đến, Cứ vào dịp này là tôi lại hay nghĩ về thằng Tỵ với nỗi ám ảnh về nó - về một bụi cỏ tranh.

Những bụi cỏ tranh cứ chen lấn vào ruộng vườn. Khi còn non nhìn chúng cũng tựa như những mầm lúa, mảnh đất càng phì nhiêu chúng càng xanh tốt, nhưng rồi người ta chợt nhận ra rằng chúng đang hút kiệt màu mỡ. Những người làm vườn không còn cách nào khác là loại trừ nó, bởì nó chẳng có ích gì cho ai. Vậy mà chúng vẫn tồn tại. Bị đào thải khỏi mảnh đất này chúng lại bám vào mảnh đất khác, tranh chấp và lấn át.

***

Khu tập thể của cơ quan tôi nằm trên một quả đồi rộng, khí hậu cao nguyên quanh năm mát mẻ, nắng dịu dàng như tiếng nhạc, những cây Mimosa cứ đến mùa lại xoè ra những chùm hoa vàng xinh xắn.

Nhà thằng Tỵ cách nhà tôi không xa. Nhà nó có tới năm anh em, nó là đứa con thứ 4, mới chưa đầy 10 tuổi đầu, nó thường bị bỏ đói vì chẳng được ai chú y. Mẹ nó suốt ngày la cà với những câu chuyện ngồi lê đôi mách, cha nó suốt ngày say xỉn vì nốc rượu, rồi đến một ngày ông ta có người đàn bà khác. Thằng Tỵ càng bơ vơ.

Nhiều lần quan sát bọn trẻ trong khu tập thể chơi với nhau tôi nhận ra một điều khá đặc biệt là: thằng Tỵ thường bắt nạt tất cả những đứa trẻ khác trong xóm, nó không ngần ngại thụi vào lưng những bạn gái cùng lứa, ấy thế nhưng riêng với con gái tôi nó chưa bao giờ tỏ ra thô bạo, hơn thế nữa, nó luôn bênh vực và sẵn sàng giúp đỡ. Bé Thu - con gái tôi - là một đứa trẻ nhút nhát.

Thằng Tỵ thường đến nhà chơi với các con tôi. Vì thương cho hoàn cảnh của nó nên tôi luôn để phần thức ăn cho nó. Vào cái thời bao cấp ấy nhà tôi cũng gặp nhiều khó khăn, song gia đình tôi vẫn cưu mang dậy dỗ nó. Thằng Tỵ lớn lên cùng các con tôi, càng ngày nó càng gắn bó với gia đình tôi hơn. Năm ấy nó đã mười tám tuổi, một lần nó đến nhà tôi trong tình trạng kiệt quệ về cả sức lực lẫn tinh thần, nước da xanh mét, bước đi run rẩy. Nó nói với tôi:

- Con vừa thoát chết sau một cơn sốt rét ác tính.

Các con tôi dã chăm sóc nó, chúng nấu nhũng món ăn đơn giản nhưng nóng sốt rồi cùng ăn với nhau thật vui vẻ. Thằng Tỵ cảm nhận được không khí đầm ấm ấy, nó bình phục rất nhanh; nó tỏ ra khao khát được là thành viên chính thức của gia đình tôi, nó tự động thay đổi cách xưng hô, gọi tôi bằng mẹ; tôi không nỡ từ chối. Thế là từ đó nó trở thành con nuôi cua tôi.

Mặc dù sinh ra trong một nếp nhà đổ nát; song, do hòa nhập với những đứa trẻ khác trong khu tập thể, thằng Tỵ lớn lên giữa thiếu thốn nhưng trong lành.

Đất nước bước vào thời mở cửa. Mức sống của mọi gia đình trong khu tập thể khá lên dần, các con tôi đã lần lượt đi học rồi đi làm ở nơi xa. Thằng Tỵ xin dược một mảnh đất nhỏ ở ngoại ô thành phố và an phận bằng nghề trồng cà phê. Vào những dịp lễ Tết các con tôi về thăm mẹ, thằng Tỵ cũng về, nó đã khôn lớn, không còn bắt nạt trẻ con hang xóm. Nó rất tinh nhanh, tháo vát và mau mồm, mỗi khi thấy tôi làm việc nặng nó chạy ngay lại và nói “mẹ để con”. Mỗi khi tôi cho nó một thứ gì đó, dù chẳng to tát gì, nó cũng nhìn tôi với ánh mắt biết ơn và nói “con xin mẹ”. Tết ấy tôi trao cho nó một phong bao lỳ xì màu đỏ giống như các con tôi, nó rơm rớm mước mắt, bỏ vào túi áo ngực. Dù đã thay nhiều màu áo nhưng cả tuần sau tôi vẫn nhìn thấy màu đỏ ấy trên túi ngực nó, mãi cho đến ngày nó nắm tay tôi ân cần nói: “Chào mẹ, con đi”.

Giá như mọi việc cứ êm ả như thế.

***

Cà phê rớt giá, thằng Tỵ bỏ mảnh vường đi học một khóa dạy lái xe ở TP. HCM. Khóa học chỉ có sáu tháng nhưng suốt hai năm thằng Tỵ không về thăm tôi. Tết Nhâm Ngọ, tức là sau gần ba năm, nó trở về. Nó đã khác trước quá nhiều! Phô trương, thạo đời và luôn cố tỏ ra không thua kém ai. Thời đó điện thoại di động còn rất hiếm, ít người dùng vì giá cước quá đắt. Tôi có một chiếc máy đã cũ, thằng con nuôi của tôi cứ nài nỉ xin mãi, tôi đành cho nó. Nó tỏ ra mãn guyện, cho dù đó chỉ là chiếc máy rẻ tiền nhưng thế cũng đủ để cho nó vênh vang với đời.

Thằng Tỵ khoe rằng nó đã có bằng lái xe tải, tôi khuyên nó xin làm lái xe cho một xí nghiệp Nhà nước, nó bảo:

- Lương thấp lắm mẹ ạ, thời buổi này phải thức thời, chẳng dại gì chui vào nhà nước.

Tôi lại khuyên nó xin vào làm tại một công ty kinh doanh vật liệu xây dựng tư nhân, nó bảo: - Làm ở đấy phải kiêm cả phu khuân vác, lam lũ lắm, con không muốn.

Nó hỏi tôi mượn xe máy để đi xin việc làm nhưng tôi thấy nó toàn la cà ở các quán cà phê và karaoke. Nó thường gợi ý để tôi đưa tiền cho nó mua giúp máy móc thiết bị gia đình, khi về nó khai tăng giá để lấy chênh lệch. Tôi biết hết, nhưng tạm thời làm ngơ.

Nhiều lần nó hỏi vay tiền tôi, lần nào nó cũng nói dẻo kẹo: “Con chuẩn bị đi làm, xin đươc việc rồi mẹ ạ”. Nhưng mấy tháng qua đi mà nó vẫn lông bông. Thỉnh thoảng nó mang tiền về trả nợ, rồi vài tuần sau lại vay tiếp. Khi bị tôi vặn hỏi thì nó bảo: “con cần vốn để làm ăn” Tôi nghiêm giọng:

- Con làm gì, nếu không nói rõ thì từ nay không vay mượn gì hết

Nó đành khai thật: Nó đang làm ăn trong một đường giây mua bán bằng lái xe, đứng đầu là sư phụ của nó - người đã dạy nó lái xe.

 Tôi ngăn cản, khuyên rằng:

Con hãy bỏ ngay công việc này đi, nó vừa bất minh lại vừa không có thu nhập chắc chắn, không ổn định.

Nó lý sự:

-  Thời nay phải nghĩ thoáng một chút chứ mẹ.

Tôi xẵng giọng:

- Tôi không chấp nhận cách sống của cậu, do vậy từ nay kiên quyết không cho mượn xe & mượn tiền để tiếp tay cho cậu nữa.

 Nó bèn lập tức đấu dịu và hứa:

-  Nếu mẹ không thích thì thôi con không làm nữa vậy. Thôi thì con đành nghe lời mẹ để giữ chữ hiếu.

Dẫu chẳng mấy tin vào những lời bẻm mép ấy, song tôi cũng thấy mát ruột và sẵn lòng bỏ qua tất cả; thôi thì con cháu trong nhà mà.  

Tôi gọi điện cho con trai và con dâu, bảo chúng cố thu xếp cho thằng con nuôi một chỗ làm ổn định. Rồi khích lệ cho thằng Tỵ đi dến nơi gia đình con trai tôi đang sinh sống.  

Năm ngày sau thằng Tỵ quay về. Tôi hỏi nó:

- Sao con không ở lại đó để chờ anh chị xin cho việc làm?

Nó trả lời:

- Chưa cần mẹ ạ.

Rồi nó mở ví lấy 2 ra tờ 5 trăm ngàn dồng, dùng cả hai tay lễ phép đưa cho tôi và nói: Con biếu mẹ, để báo hiếu.

Chợt tôi nhì thấy trong ví của nó còn khá nhiều tiền. Tôi bỗng có một linh cảm không lành. Phải chăng nó lại tham gia vào đường giây buôn bán trái phép ! Tôi nhìn xoáy vào mắt nó ngờ vực. Nó tỏ ra rất lung túng. Không để tôi kịp hỏi thêm, nó vội vã chào tôi rồi đi ngay.

Vài giờ sau con trai tôi gọi điện lên báo rằng ngay sau khi thằng Tỵ rời khỏi nhà vợ nó mở tủ thì thấy bị mất 15 triệu đồng, đó là số tiền con tôi vừa rút ở ngân hàng về để chuẩn bị cho đứa con đầu lòng sắp chào đời.

 Tôi đọc số sêri trên 2 tờ 5 trăm ngàn mà thằng Tỵ vừa biếu, con tôi liên hệ với ngân hàng để kiểm tra thì trùng khớp.

Tôi gọi thằng Tỵ về nhà, nhẹ nhàng khuyên:

- Nếu con trot lấy trộm thì trả lại anh chị đi, lỡ tiêu bao nhiêu thì xin anh chị tha cho không đòi, nộp chỗ còn lại ngay bây giờ cho mẹ.

Nó liến láu:

- Con không lấy thật mà.

Rồi nó bịa ra một câu chuyện để đổ lỗi cho bà già giúp việc mà con dâu tôi mới thuê để chuẩn bị chăm sản phụ và em  bé. Quá  ngán ngẩm, tôi quyết liệt:

Vậy tôi báo cho cậu biết, gia đình tôi không chỉ nghi ngờ mà khẳng định cậu đã lấy cắp số tiền ấy, có bằng chứng hẳn hoi. Tiện đây tôi nói thêm, những lần cậu khai tăng giá các mặt hàng tôi nhờ cậu mua tôi đều biết cả đấy. Từ  nay tôi không cho phép cậu lai vãng đến đây, cũng không được đến nhà các con tôi dưới thành phố. Cậu ra khỏi nhà tôi ngay!

Vào ngày cháu nội tôi đầy tháng chuông điền thoại reo vang, trên máy hiện lên số di động của thằng Tỵ. Tôi mừng thầm, có lẽ nó đã hối hận và sẽ thú tội. Nhưng không phải vậy. Tôi dập máy để khỏi phải nghe tiếp những lời hiếu đễ ngơ ngáo của nó.

Thằng Tỵ lại trở về với mảnh đất trồng cà phê. Thôi thế cũng được ! dù đã cấm cửa, tôi vẫn mong nó từ nay làm ăn chăm chỉ, thuận lợi.

***

Tết năm ngoái cô con gái bà hàng xóm về nghỉ phép, cô đã kể cho tôi nghe chuyện thằng Tỵ làm đơn xin địa phương cấp khoản tiền vốn để trồng cây và chăm sóc rừng, nhận tiền rồi nó trốn khỏi địa phương, không ai biết nó đi đâu.

Tết năm nay liệu tôi sẽ còn nghe thêm tin tức gì về thằng Tỵ  - về cái bụi cỏ tranh ấy.

 Đêm không ngủ, tôi nằm gậm nhấm sự đời ! Tôi ước ao: Giá có thể chuyển ghép gien để biến loài cỏ tranh kia thành cây ngô, cây lúa./.                  

Bụi cỏ tranh