Tết Nguyên đán, hay còn gọi Tết ta, Tết âm Lịch, Tết cổ truyền là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là dịp những người đi xa trở về quê đoàn tụ, gặp gỡ anh em, họ hàng, làng xóm. Tết còn là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên, gửi gắm những khởi đầu tốt đẹp, trút bỏ xui xẻo, vận hạn của năm qua. Thiêng liêng là thế, bởi vậy ba ngày Tết dù nhà giàu hay nghèo đều cố gắng cho bàn thờ và mâm cỗ đủ đầy, tươm tất.
Ghi chép những truyền thuyết, huyền thoại tại đất rừng phương Nam, ngắm nhìn những cánh đồng bằng phẳng được bồi đắp phù sa sông Đồng Nai, tôi nói với đồng nghiệp Hồ Thanh Bình: Lẽ nào người xưa lại bỏ qua một vùng đất có địa thế tuyệt đẹp ở dưới chân Trường Sơn Nam này?
Đã lâu, thật lâu rồi ta không làm thơ Đường luật, thậm chí cũng không đọc thơ Đường. Dẫu biết rằng thơ Đường luật không chỉ hay mà là rất hay, không chỉ thâm thúy mà là rất thâm thúy. Thế nhưng như một nàng mĩ nữ với vẻ diễm lệ tuyệt vời mà rất đoan trang quý phái, Đường thi đã khiến bao kẻ phàm phu tục tử tuy dạ đầy ngưỡng mộ mà nào dám lay động lòng trần, chỉ còn biết lui gót lấy câu: "Kính nhi viễn chi" làm mực thước. Và ta cũng chẳng thể đứng ngoài cái bọn người trần mắt thịt ấy.
Sở dĩ phải bắt đầu câu chuyện này với Kồng Yai bởi đó là một “tác phẩm” văn nghệ dân gian nổi tiếng của người Mạ ở Lâm Đồng, một biện dẫn về văn hóa tộc người mà những nhà nghiên cứu như Jean Boulbet, Jacques Dournes đã đặc biệt quan tâm; bởi Kồng Yai dường chứa đựng tất cả những căn cứ để vận hành cuộc sống của người Mạ như Jean Boulbet đã mô tả trong “Xứ Mạ, lãnh thổ thần linh - Nggar Maá, Nggar Yaang”…
Những đám rau muống nhỏ cũng trôi theo cùng. Mớ chồi non mỏng manh của chúng nhô lên cao như thể kiêu hãnh vì vẻ đẹp hoàn hảo của mình. Một số lại ngả xuống mặt nước và ta có thể thấy được màu xanh non lung linh lúc chúng chuyển động trên dòng nước đỏ đục ngầu. Mấy đám rau đó được xâu bằng dây cột vào một cái cọc đã mục ngập sâu dưới nước nhưng vẫn đủ tốt để ngăn chúng không trôi theo dòng.
Sở hữu một “Gia tài âm nhạc” đồ sộ với 250 ca khúc dành cho người lớn và 80 ca khúc dành cho thiếu nhi, đặc biệt là 5 Giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam; nhạc sĩ Thu Hường được xem như “một hiện tượng âm nhạc” ở mảnh đất Nam Tây Nguyên mà không phải bất cứ nữ nhạc sĩ nào cũng may mắn có được.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc cách đây gần nửa thế kỷ, những đau thương mất mát dần phôi pha nhưng hình ảnh của những người chiến sĩ cầm súng dựng nên “thành đồng Tổ quốc”, đặc biệt là Thanh niên xung phong vẫn sống mãi trong lòng dân tộc. Nhà thơ Bằng Việt đã gọi chung tất cả là “thế hệ dàn hàng gánh đất nước trên vai”. Văn học, bên cạnh việc phản ánh hiện thực cuộc đấu tranh máu lửa của Nhân dân, khích lệ lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của dân tộc, còn lưu lại những ký ức về một thời đại đau thương nhưng hào hùng đã qua, lưu giữ hình tượng những Thanh niên xung phong bằng ngôn từ mộc mạc, mang hơi thở của chiến trường và phảng phất nét tinh nghịch bông đùa của người lính thời chống Mỹ 1954 -1975.