Người ta thường gọi Đà Lạt là “Thành phố hoa” nhưng thực ra ấn tượng đặc trưng đầu tiên của du khách khi đến Đà Lạt không phải là hoa, lại càng không phải hoa dã quỳ. Dã quỳ không chỉ của riêng Đà Lạt mà là nét chung cho cả Tây Nguyên. Vào giữa đông, bắt đầu mùa khô đi theo Quốc lộ 20 dọc theo Tây Nguyên, ta sẽ thấy sắc hoa quỳ vàng rực rỡ khắp các thung lũng, sườn đồi của Đà Lạt, Ban Mê Thuột, Pleiku chói chang trong nắng ấm. Còn hoa, với phương pháp trồng cấy và trưng bày hiện đại, hoa có thể hiện diện khắp mọi nẻo đường ở bất kỳ thành phố nào. Dĩ nhiên khi được mệnh danh là “Thành phố hoa”, Đà Lạt phải có cái gì hơn hẳn các thành phố khác về hoa, nhưng đó là khi người ta có đủ thời gian để đi sâu khám phá.
Không biết từ bao giờ, người ta lan truyền câu: “Ruồi vàng, bọ chó, gió Tà Nung”. Vùng đất Tà Nung như một lòng chảo, xung quanh là đồi núi, chỉ có một con đường nhỏ phủ đầy sỏi đá nhấp nhô chạy qua làng. Tà Nung cách Đà Lạt chừng hai mươi kilômet, có đặc sản là khoai lang mật, hương vị thơm ngon có tiếng, đất đỏ bazan Tà Nung rất tơi xốp, các loại rau lấy củ chỉ cần dùng tay bới nhẹ là thu hoạch được ngay. Tà Nung là miền đất vẫn còn hoang sơ, ẩn chứa tiềm năng cho nông nghiệp, phong điện, thủy điện, khoáng sản… Nhiều người giàu ý chí và tài năng đã đến đây lập nghiệp nhưng sau khoảng thời gian đầu tư tiền của và công sức, không hiểu vì sao họ đều bị thất bại. Người ta cố tìm ra nguyên nhân, phải chăng đất Tà Nung có con “sâu sùng” chuyên cắn rễ các loại rau, vùng Tà Nung vượng âm khí, hay là Tà Nung gió quá mạnh.
Tôi cũng vậy. Cũng có một kỷ niệm sẽ theo tôi đến suốt cuộc đời - kỷ niệm về thầy Lê Việt Dũng. Thầy Dũng dạy môn Toán, Trường Trung học Phổ thông ở miền Bắc Quyết Tiến nơi tôi theo học. Ngày ấy trước năm 1975, hệ trung học phổ thông (gọi là cấp ba) có ba lớp: Tám, chín, mười; trung học cơ sở gọi là cấp hai có ba lớp: Năm, sáu, bảy; tiểu học gọi là cấp một có bốn lớp: Một, hai, ba, bốn.
Trên những xe tải nhà binh chở đầy ắp binh lính Nhật. Họ ngồi trên ba dãy ghế, tay nắm chặt khẩu súng mút-cơ-tông, lê tuốt trần. Sĩ quan binh lính đều im lặng. Động cơ xe nổ như gầm thét: Xe chạy như bay lấn át cả lề đường. Dân chúng, cảnh sát, lính Bảo an thấy xe vội nép vào mái hiên hay chạy sang lề đường.
Có nhiều cách để giải mã những bí ẩn, số phận của những nhân vật kiệt xuất, những thời đại đã lùi về quá khứ. Nhà văn Nguyễn Thế Quang, với niềm đam mê lịch sử và năng lực tái hiện những dòng ký ức dân tộc bằng ngôn ngữ văn chương, đã gặt hái liên tục thành công với thể loại tiểu thuyết. Từ tâm thế của một trí thức đau đáu với thời cuộc và trách nhiệm của một nhà văn với vận mệnh đất nước, Nguyễn Thế Quang đã viết, chia sẻ, tìm sự đồng điệu với người đọc của mình qua những hình tượng danh nhân nước Việt mà bản thân ông đã dành cả cuộc đời kiếm tìm, nhận thức và kính trọng…
Hắn bước vội vào nhà, cơn giông sầm sập đuổi theo phía sau. May quá vừa đóng cửa lại chưa kịp ngồi xuống thì những giọt mưa đầu tiên đã rơi lộp bộp, lộp bộp... rồi mưa như gõ trống trên mái nhà. Vợ hắn, một phụ nữ đã độ tuổi trung niên nhưng còn rất nhanh nhẹn, nhìn qua cửa nói với hắn mà như nói một mình: "Chà, may quá lúc nãy em đang định tưới cho đám rau nhà mình nhưng bận quá nên chưa kịp, vậy mà bây giờ..." nàng buông lửng câu nói rồi quày bước xuống bếp chuẩn bị cơm nước...