Ka Thoan học một lớp với tôi, nhưng nhìn chị có vẻ già hơn tôi đến năm, bảy tuổi. Là học sinh dân tộc ít người, chị được ưu đãi một số chế độ riêng, nhưng Ka Thoan rất độc lập trong suy nghĩ. Cái gì biết thì nói biết, cái gì không biết thì nói không biết. Ði học, chị vẫn mặc y phục truyền thống của mình, trong khi bạn bè trang lứa với chị họ mặc quần jean, áo pull, đi guốc cao gót. Hai năm rồi, Ka Thoan thi trượt tốt nghiệp phổ thông, nhưng chị vẫn học lại. Kiên nhẫn như chị là một điều hiếm thấy trong các cô gái người dân tộc K’Ho. Thật ra, Ka Thoan cũng quên luôn cái tuổi rồi. Mẹ chị đẻ chị trong rừng, thiếu thốn mọi phương tiện y tế. Ðêm đó địch càn vào buôn, mẹ chị là cán bộ cách mạng, một mình vượt cạn, rồi một mình bọc con trong gùi chạy lên núi. Người mẹ bị thương. Đứa con còn sống sót là may mắn lắm rồi.
Khắc ghi lời dạy của Bác, những năm qua, cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB, GV, NV) và học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PTDTBT TH&THCS) Đồng Nai Thượng, xã Đồng Nai Thượng (Cát Tiên) đã thực hiện tốt “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng những việc làm thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Đầu năm 1988 anh Hà Trung Kiên ở một vùng quê nghèo thuộc xã Đồng Nguyên, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc đã viết đơn tình nguyện lên đường làm nghĩa vụ quân sự để góp sức mình bảo vệ đất nước. Sau hơn 3 tháng huấn luyện ở quân trường, tháng 5-1988 anh được điều động về nhận công tác ở Cục Chính trị Quân khu 2, đóng quân ở huyện Sông Hóa, tỉnh Lạng Sơn. Hết thời gian 3 năm phục vụ trong quân ngũ, giữa năm 1991 Hạ sĩ Hà Trung Kiên được đơn vị giải quyết chế độ xuất ngũ trở về địa phương. Anh nhận thấy quê nhà mình đất chật người đông, gia đình bố mẹ đông con mà đất sản xuất thì ít. Cuộc sống người dân nơi đây quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, nhưng cái đói cái nghèo cứ vẫn đeo bám. Cuối năm 1991 Kiên đành tạm biệt gia đình, họ hàng, bạn bè người thân lên đường vào Nam với hành trang là chiếc ba lô cùng 2 bộ quân trang đã bạc màu.
Trong một chuyến về miền Tây đang giữa mùa hè nắng khát, nhưng tôi chợt thấy lòng mát rượi khi được bềnh bồng trên chuyến phà giữa dòng sông Hậu mênh mông trời nước, từ trung tâm thành phố Long Xuyên xuôi bến Ô Môi để về thăm quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng…
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một loại hình văn hóa đặc sắc của các dân tộc từng sinh sống lâu đời nơi đây và đã được UNESCO công nhận và vinh danh là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” vào năm 2005. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, các dân tộc trên vùng đất này đã sáng tạo nên những giàn chiêng, bộ chiêng với phong cách diễn tấu độc đáo khác hẳn với nghệ thuật cồng chiêng của các nước khác ở Đông Nam Á, đặc biệt trong đó có chiêng Tha của người Brâu.