Cuối tháng chạp, vạn vật thu mình trong tiết đông đang âm thầm bừng tỉnh, một mùa xuân mới sẽ gõ cửa muôn nhà. Tạo hóa thật kỳ diệu khi ban tặng cho con người một năm có bốn mùa: X ...
  • Khác với nàng Tô Thị xưa kia khi chồng ra trận, nàng ủy mị “Nhớ chồng, em đứng bồng con, để thân hóa đ&a ...
  • Không sinh ra ở Việt Nam, chẳng có một người thân thích ruột thịt trên mảnh đất hình chữ S; Chuẩn bị trở th&a ...
  • Buổi tối liên hoan của gia đình kết thúc, mọi người chia tay ra về. Mỵ tiễn khách, ai nấy đều tươi cười vui vẻ cùng ...
  • Thành được biên chế vào Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 141, Sư đoàn 3 Sao Vàng phục vụ chiến đấu tại khu vực ...
  • Thanh cố hết sức đạp xe vượt qua quãng đường lầy lội. Con đường nối Quốc lộ 27 vào nông trường bò sữa (dưới chân núi Voi) dài hơn sáu kilômet. Vì trời mưa nên đường đi trơn trượt, bùn đất bám đầy cả xe và người. Thật là vất vả với những phóng viên phải di chuyển từ địa bàn này sang địa bàn khác bằng con ngựa sắt cà tàng vào mùa mưa trên vùng đất đỏ bazan này.

    12/33/2021
  • Khách lữ hành phương xa mỗi bận đi về ngang ngã ba thị trấn Dran (huyện Đơn Dương - tỉnh Lâm Đồng) sẽ cảm thấy nơi đây thật bình thường như bao giao lộ khác. Hiện diện trong mắt mỗi người là hình ảnh một phố thị cấp huyện nhỏ bé, êm đềm nơi cao nguyên, nếu như không được đọc những dòng lịch sử cách mạng oai hùng tại đây. Có nhiều dấu ấn lịch sử độc đáo tại ngã ba Dran, nhưng đặc biệt nhất là sự kiện: Gần bốn mươi chiến sĩ cách mạng và quần chúng yêu nước bị chính quyền thực dân Pháp bắt và xử bắn trong các tháng cuối năm 1946, đầu năm 1947. Những con người đó đã hô vang khẩu hiệu trước khi chết, mà đến nay chính quyền địa phương mới truy tìm được danh tánh của chín liệt sĩ…

    12/11/2021
  • Một ngày cách đây hơn 6 năm trước, Ban liên lạc cựu cán bộ chiến sĩ, nhân viên Văn phòng Khu 6 đã tổ chức chuyến đi về nguồn, thăm lại Khu Di tích lịch sử Khu 6 ở Cát Tiên nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, trong đó có tôi. Không thể tả được cảm giác bồi hồi xen lẫn sự háo hức mong chờ giây phút được trải nghiệm cùng các cô chú, anh chị khi đặt chân lên vùng đất Cát Tiên, nơi ba tôi đã từng hoạt động cách mạng trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

    12/59/2021
  • Quay về nhà đọc báo mới biết không riêng khu phố nơi tôi ở mà rất nhiều nơi trong thành phố đều tất bật, hối hả mua sắm, sức mua tăng gấp 6 lần bình thường, có siêu thị người mua hàng phải chờ đến 3 tiếng đồng hồ mới đến lượt thanh toán. Báo Thanh niên thì đưa tin 11h trưa ngày 7-7-2021 đã có siêu thị sạch hàng ở các quày tươi sống…! Tôi nghe lãnh đạo thành phố hứa với dân là sẽ đảm bảo hàng hóa phục vụ nhu cầu của dân nên cả nhà ngồi yên theo dõi diễn biến dịch mà không phải chạy đôn đáo đi mua sắm.

    12/51/2021
  • Trong chuyến hải trình thăm và làm việc tại các đảo phía Nam của quần đảo Trường Sa, chúng tôi vinh dự được tham dự lễ chào cờ trên đảo Trường Sa. Bên cột mốc chủ quyền, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, lời bài hát “Tiến Quân ca” vang vọng hùng hồn, lay động lòng người đầy thiêng liêng, mãnh liệt…

    12/48/2021
  • Dù lần thứ hai vào Khu di tích lịch sử - Văn hóa Dục Thanh (được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch) xếp hạng di tích cấp quốc gia, nhưng không hiểu sao cứ như mới đến lần đầu. Đi một vòng quanh khu di tích: Chính diện là phòng học lớn được kê thẳng tắp 3 dãy bàn học trò, bên trên là tấm bảng đen. Tất cả bàn, ghế, bảng đen im lìm như đang trong giờ học và dường như còn ấm hơi Người. Gian nhà trong là khu Bác nghỉ ngơi, đọc sách. Khuôn viên Trường Dục Thanh không rộng nhưng được trồng nhiều loại cây. Cây khế hơn 100 tuổi được Bác trồng, cành lá ôm lấy một góc vườn và chi chít những chùm bông tím. Trong vườn trồng nhiều bưởi, giống bưởi quả vàng rất to (đây là giống bưởi được trồng tại khu nhà sàn của Bác ở Hà Nội). Và kia là cái giếng nước trong mát, ngày xưa Bác thường lấy nước tưới cây…

    12/38/2021
  • Nguyễn Văn Tuân theo cha rời quê hương Nam Định đi kinh tế mới ở huyện Di Linh từ năm 1983. Hồi đó, nơi anh đến còn là chốn “thâm sơn cùng cốc”, mênh mông đồi hoang, cỏ dại và những mảng rừng nghèo kiệt. Ngày mới vào đất lạ quê người, Tuân rất buồn. Cuộc sống trải qua 10 năm khốn khổ. Tuân vừa khai hoang vỡ đất, vừa làm thuê kiếm tiền để phụ cha trang trải cuộc sống gia đình. Có một thời, Tuân theo bè bạn vào khu khai thác vàng, tìm cơ may đổi đời. Gần 3 năm ngụp lặn ở nơi hẻo lánh, hiểm nguy; nhưng giấc mơ đổi đời vẫn cứ xa vời vợi. Tuân nhận ra rằng: Không thể đánh đổi cuộc sống bằng những hạt vàng bé xíu nhiều rủi ro. Tuân trở về cùng cha tiếp tục khai hoang vỡ hóa. Anh làm ngày, làm đêm; biến đồi hoang thành vườn trồng cây, đào ao lấy nước, thay trời làm mưa. Ban đầu Tuân trồng 140 cây cà phê, năm sau trồng thêm 110 cây, năm sau nữa trồng 300 cây rồi tiếp tục trồng lên 500 cây. Cứ thế hàng năm diện tích cà phê của anh tăng dần, đến nay anh có 9ha cây trồng, trong đó có 7ha cà phê, 1ha rừng sao và 1ha cây trồng khác.

    12/31/2021
  • Ra tới gốc cây mộc miên, buông cây gậy, tỉ mẩn gom những bông hoa mộc miên mới rụng còn đỏ tươi như màu cờ Tổ quốc, cụ Miền cẩn thận xếp thành hình ngôi sao năm cánh. Xếp xong, cụ ngồi bó gối trước ngôi sao, đôi mắt mờ đục, thẫn thờ hướng về phương Nam xa xôi. Nhiều khi dân làng bắt gặp cụ khóc không thành tiếng, chỉ những giọt nước mắt đặc quánh chầm chậm lăn dài trên khuôn mặt già nua, nhăn nheo  cùng đôi vai gầy cứ rung lên từng chập.
    25/31/2021
  • Lễ bỏ mả cho những người đã khuất, mặc dù là lễ hội được tổ chức sau cùng trong năm nhưng đối với các dân tộc Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, M’Nông,… lại là lễ hội có quy mô nhất, dài ngày nhất và có nhiều đặc trưng văn hóa nhất so với tất cả các lễ hội khác của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Lễ thường được diễn ra vào mùa xuân tại các nghĩa trang của buôn làng.

    25/29/2021
  • Chiếc xe máy hãng Minsk, Simson quấn chặt những vòng xích quanh 2 bánh ì ạch thồ chúng tôi vào. Quăng quật non nửa ngày đường giữa đất rừng nhão nhoét. Đó là thời điểm non một phần tư thế kỷ trước, còn lúc này vẫn cự li ấy, đường láng nhựa, lung linh hoa nắng dưới tán rừng mỗi ngày càng sắc xanh đến mút trời. Thanh âm đại ngàn từ các ngọn núi thiêng Ha Lôn, Rơ Gú, Lú Cọp, Tạ Trồn… vẫn ôm lấy vùng đất biên tỉnh
    25/28/2021
  • Chiếc Vietnam Airlinnes hạ xuống cảng Hàng không Liên Khương vào lúc mười ba giờ trưa hai mươi chín tháng tư. Trong đám hành khách đủ hạng người sang trọng ấy, người ta thấy một ông lão chừng bảy mươi, dáng cao ráo, đeo kính cận, mái tóc bạch kim bồng bềnh rất nghệ sĩ, cả chòm râu trắng như cước trông rất phong cách ngỡ người nước ngoài. Theo hộ chiếu, ông lão tên Trần Văn Hạnh, một Việt kiều từ Canada về thăm quê. Hầu như mọi hành khách trên chuyến bay quốc tế này ít nhiều đều có người thân đến đón, riêng ông Hạnh thì chẳng thấy ai. Có lẽ ông biết mình như thế nên vẫn thản nhiên thong thả kéo \ valy đến chỗ chiếc taxi đang đậu.  

    25/28/2021