Thôn cô sống có tên là Chandipur. Ở đó có một con sông nhỏ, eo hẹp như cuộc sống của cô con gái gia đình trung lưu. Con sông chẳng bao giờ chảy tràn bờ, ngược lại êm đềm như cuộc sống của cư dân hai bên bờ. Hai bên bờ sông là nhà cửa và có bóng cây che mát. Nhờ thần sông là phúc thần cho mỗi nhà, bà đôi lúc rời khỏi ngôi nữ hoàng của mình, xao nhãng thực thi việc ban ơn lành vô tận bằng cách bước đi dài thườn thượt.
Trao đổi chân tình với chúng tôi, ông Nguyễn Bình Trị nguyên Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Quảng Lập nhiệm kỳ 2015-2020, nay là Bí thư thị trấn Thạnh Mỹ vui vẻ cho biết: “Trước năm 1975 thôn Quảng Hiệp thuộc xã Ka Đô nay là xã Quảng Lập huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng được mệnh danh là cái nôi cách mạng của huyện Đơn Dương. Năm 1968 ở đây đã có hàng trăm thanh niên tình nguyện thoát ly gia đình, lên đường tham gia cách mạng để góp phần trong Công cuộc giải phóng dân tộc. Nhiều người con, người em của Nhân dân xã Quảng Lập đã góp phần xương máu của mình trong Công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước…
Họ cưới nhau trong tình yêu hạnh phúc. Hân - Trưởng phòng một công ty đầu tư nước ngoài, Tuệ Nghi - họa sĩ hãng phim, căn hộ gia đình họ tọa lạc ngay trung tâm thành phố. Cha Hân bệnh mất sớm, mẹ nuôi anh trong nhọc nhằn với nghề hàng xén ở làng quê. Bà kỳ vọng vào đứa con trai duy nhất hiền lành thông minh, lấy đó làm niềm hạnh phúc đời mình. May mắn đến với bà, cưới vợ cho con trai cùng lúc đất nhà nằm trong khu dự án quy hoạch công nghiệp được đền bù giải tỏa một khoản tiền khá. Tất cả của nải chắc chiu dành dụm bao năm bà đã dồn cho vợ chồng Hân - họ tậu căn hộ mới ngay khu đất vàng đô thị. Bà Vò nghĩ mình già rồi họ, hàng bà con láng giềng bấy nay thôi thì đất lề quê thói chẳng phải đi đâu, xe cộ inh ỏi với lối sống đô thị náo nhiệt xô bồ, mình chẳng thích hơn nữa có thân thiết quen biết ai đâu, buồn chán lắm. Thôi thì cứ ung dung tự tại nơi làng quê yên bình, đi đâu cho nhọc lòng khổ dạ.
Cậu à”, chị Minh bắt đầu câu chuyện: “Chị biết chị có lỗi và phụ lòng mọi người trong gia đình cậu”. Chị ngưng lại một lúc rồi nói tiếp: “Chị không thể ăn nhờ ở đậu nhà em mãi được, tuy chú thím coi chị như con cháu nhưng mà chị phải đi…”. Chị Minh ngước lên nhìn tôi: “Cậu hiểu cho chị, chị phải đi tìm ba bé Ti, nó không thể không có ba cậu à”. Tôi bắt đầu hiểu đôi chút về chuyện chị Minh. “Hồi đó cậu còn nhỏ không để ý chớ khi chị đến nhà cậu ở người ta xầm xì về chị nhiều lắm. Không có thím Sáu an ủi chắc chị bỏ xóm Cô Hồn đi lúc mới sanh bé Ti. Người ta thường hỏi chị ba con nhỏ đâu mà không thấy, chắc lại là Việt kiều hồi… hộp phải không? Chị chỉ biết đứng chết trân nhìn người ta thôi chứ không biết trả lời ra sao. Mà miệng người đời ác lắm cậu à. May mà má cậu biết chuyện, thím qua thẳng nhà bà Tám làm cho bà ấy một trận ra trò. Nhưng chị biết ở xóm nhà cậu người ta vẫn thường đem chuyện của chị ra “nói hành nói tỏi”, chị buồn lắm cậu à…”