Bệnh viện I Lâm Đồng đẹp và có vị trí đắc địa ở thành phố Đà Lạt ai ai cũng biết, nó nằm gọn trên một quả đồi rộng lớn, được bao quanh bởi các tuyến đường. Hải Thượng, Phạm Ngọc Thạch và Mai Hắc Đế. Những con đường tĩnh lặng, nhiều cây xanh bên những biệt thự trầm tư và hoa lá tươi tốt quanh năm.
Đầu tháng 10-2021, Ma Hy Touneh Định chính thức được về nhà sau gần ba tháng ròng rã nơi tuyến đầu điều trị các bệnh nhân Sars-cov-2. Giờ thì tôi trở lại buôn Diom A, huyện Đơn Dương để được nghe tiếng hát “Cây đàn Chapi” của giọng ca bác sĩ Định, người con của đồng bào Raglay như bạn ấy đã hẹn từ mấy tháng trước, khi đang căng mình giành giật bệnh nhân khỏi tử thần của đại dịch.
Nguyễn Văn Tuân theo cha rời quê hương Nam Định đi kinh tế mới ở huyện Di Linh từ năm 1983. Hồi đó, nơi anh đến còn là chốn “thâm sơn cùng cốc”, mênh mông đồi hoang, cỏ dại và những mảng rừng nghèo kiệt. Ngày mới vào đất lạ quê người, Tuân rất buồn. Cuộc sống trải qua 10 năm khốn khổ. Tuân vừa khai hoang vỡ đất, vừa làm thuê kiếm tiền để phụ cha trang trải cuộc sống gia đình. Có một thời, Tuân theo bè bạn vào khu khai thác vàng, tìm cơ may đổi đời. Gần 3 năm ngụp lặn ở nơi hẻo lánh, hiểm nguy; nhưng giấc mơ đổi đời vẫn cứ xa vời vợi. Tuân nhận ra rằng: Không thể đánh đổi cuộc sống bằng những hạt vàng bé xíu nhiều rủi ro. Tuân trở về cùng cha tiếp tục khai hoang vỡ hóa. Anh làm ngày, làm đêm; biến đồi hoang thành vườn trồng cây, đào ao lấy nước, thay trời làm mưa. Ban đầu Tuân trồng 140 cây cà phê, năm sau trồng thêm 110 cây, năm sau nữa trồng 300 cây rồi tiếp tục trồng lên 500 cây. Cứ thế hàng năm diện tích cà phê của anh tăng dần, đến nay anh có 9ha cây trồng, trong đó có 7ha cà phê, 1ha rừng sao và 1ha cây trồng khác.