Có trời chứng giám, có lẽ mỗi ngày tôi lui tới trong nhà hàng này hơn cả ngàn lần. Mỗi lần đi như vậy tôi mang theo một cái xô nhựa rỗng, dọn các đĩa với thức ăn còn thừa lại, tách cà phê, ly nước và rượu cùng hàng trăm loại thức uống khác. Công việc của tôi ở nhà hàng là rửa chén và dọn vệ sinh bàn.
Dòng văn học của thời tiền khởi nghĩa với tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu (1938): Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim/ Hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim... Hay tập thơ “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhiều ấn phẩm bất hủ của nhiều thể loại khác như chính luận của cố Tổng Bí thư Trường Chinh. Dòng văn học cách mạng thời đó đã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức, tạo nên sức hút mạnh mẽ đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức yêu nước và cả những người cùng khổ khắp phố thị, làng quê; làm sống dậy tinh thần quật cường, chí khí Việt, vùng lên theo tiếng gọi non sông.
Với tộc người M’Nông, đến nay dù công việc sưu tầm chưa dừng lại nhưng với trên khoảng 200 sử thi lớn nhỏ được xuất bản cũng đã cho thấy sự đồ sộ và giá trị của kho tàng này. Đặc biệt, không thể không nhắc đến giá trị phản ánh bức tranh toàn cảnh về đời sống vật chất và tinh thần của người M’Nông mà văn hóa mẫu hệ là một trong số đó.
Lâm Đồng có 3 dân tộc thiểu số bản địa có nguồn gốc lâu đời là K’Ho, Mạ và Chu Ru. Tộc người Chu Ru có dân số ít nhất chiếm tỉ lệ khoảng 2% dân số toàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay trong cộng đồng người Chu Ru còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo; đó là các nghề truyền thống, những vật dụng trong lao động, sinh hoạt văn hóa tinh thần; đặc biệt, các điệu dân ca, dân vũ, chuyện cổ Chu Ru…
Quán cà phê “dã quỳ” tuyệt đẹp, nhất là vào mùa khô, hoa quỳ nở rộ nhuộm vàng tầm mắt. Loài hoa dại này không phải là sở hữu riêng của Đà Lạt, nó mọc hoang trên khắp núi đồi vùng cao Tây Nguyên, được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau: Hoa cúc quỳ, hoa quỳ, hoa cúc dại. Những người có đầu óc thẩm mĩ, dùng tu từ, họ thích gọi là “hoa dã quỳ”, nghe gần gũi với thiên nhiên hoang dã.
Ở bên kia nhấc máy, vừa nghe ba nói “Alo!…”, nước mắt tôi đã trào ra khỏi bờ mi. Tôi phải cố nén lòng mình để ba không nghe tiếng nấc nghẹn của tôi, để ba vẫn nghĩ tôi luôn mạnh mẽ, luôn tự tin mà đối mặt với giông tố cuộc đời.
Đêm thứ hai tôi gặp nàng ở Đà Lạt, nàng ngồi bó gối trên một ghế đá bên hồ Xuân Hương. Gió lất phất đung đưa mái tóc suôn mềm ôm lấy gương mặt trái xoan rạng ngời dưới ánh trăng vằng vặc. Nàng có đôi mắt trong veo thăm thẳm, ám ảnh đến kỳ lạ, đã nhìn vào đôi mắt ấy dù chỉ một lần cũng khó có thể quên.
“Ai lên xứ hoa đào, dừng chân bên hồ nghe chiều rơi/ Nghe hơi giá len vào, hồn người chiều xuân mây êm trôi...”. Lời bài hát ấy cứ ngân nga trong tôi khi hoa anh đào nở. Năm nay rét đậm nên anh đào nở rộ, đẹp đến nao lòng. Cả Đà Lạt rực hồng như “Nàng sơn nữ” lộng lẫy trong váy áo hồng, quyến rũ lạ kỳ.
Mùng sáu Tết năm nay, tình cờ gặp một người trung niên ngoại quốc đang đi đường roi võ Bình Định tại nhà một người bạn ở Ánh Mai, Bảo Lộc. Tuy đường roi của ông không mạnh mẽ dứt khoát nhưng uyển chuyển nhẹ nhàng. Thấy tôi đường đột đứng xem, ông dừng roi, chào xã giao bằng tiếng Việt rất tình cảm.
Tháng ba mùa con ong đi lấy mật/ Mùa con voi xuống sông hút nước/ Mùa em đi phát rẫy làm nương…”. Lời bài hát ấy cứ ngân nga trong tôi mỗi độ tháng ba về. Tây Nguyên, tháng ba mùa này đang tràn ngập hương thơm cà phê, chè, dâu tằm, cây ăn trái… giữa đại ngàn rừng xanh, núi cao hùng vĩ. Tây Nguyên vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa của Việt Nam. Tây Nguyên đang lưu giữ bao trầm tích văn hóa, kỳ bí và độc đáo. Tây Nguyên, đang thay da đổi thịt từng ngày. Tây Nguyên đang “đột phá” phát triển giao thông đồng bộ hiện đại, thu thút đầu tư, các chương trình - công trình trọng điểm kinh tế, an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa (trong đó có Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại).