Thật xúc động khi ngồi viết những dòng này về ông Nguyễn Vỹ - một nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo, nhà văn hóa và nhà hoạt động xã hội nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975. Người đã rời xa cõi tạm cách đây tròn nửa thế kỷ.
Đồ cũ, secondhand, đồ xôn, hàng thùng, quần áo siđa... chợt nghe rợn cả người. Chỉ ngửi thấy cái mùi cũ đặc trưng đã rùng mình nôn ọe, sợ không dám chạm tay vào. Có thể là tư trang của người chết, bệnh nhân cùi... Ấy vậy mà anh chàng này lại thích, nói đúng hơn là nghiện những thứ đó. Anh secondhand toàn phần, từ đôi giày anh mang, quần áo anh mặc, cái mũi đội đầu, tất cả đều secondhand tự tay chọn sắm ở các cửa hàng đồ cũ khắp trong và ngoài nước. Đến Budapest (Hungary), anh liền đi thăm phố Maiacôpxki chuyên bán đồ cũ, mua được cái gì anh cho vào túi xách mang theo để khỏi lộ ra bao bì có đề tên các cửa hàng đồ cũ. Anh nhắc mọi người, trên tàu điện ngầm đừng nhắc đến “Maiacốpxky” mà chỉ nói “tôi vừa ở phố “Nhà thơ” về. Anh say sưa kể những trường hợp trúng số độc đắc, mua được cái gì đó ưng ý.
Buổi sáng sớm cuối mùa mưa, chưa tới sáu giờ rưỡi, trời Bảo Lộc vừa hửng ánh ban mai, báo hiệu một ngày nắng đẹp. Con đường trải bê tông nhựa phẳng lì dẫn vào Trường THCS Phan Chu Trinh đã tấp nập học sinh đi bộ, đi xe đạp, phụ huynh học sinh đi xe máy chở con đến trường. Ai cũng khẩu trang kín mít, sau gần ba tháng học theo phương thức online, hôm nay học sinh các trường học trong thành phố Bảo Lộc được đến trường, học trực tiếp với thầy cô.
Người bạn thuở ấu thơ nhắn tôi về D’ran - nơi một thời dấu yêu nhiều kỷ niệm trong tôi… Ừ thì về, mình về với D’ran, về với thị trấn yên bình có nhiều ngôi nhà tựa lưng vào vách núi, về với những con phố nhỏ sương mù che khuất người đi… D’ran giờ là thị trấn nhỏ của huyện Đơn Dương, nếu đi từ Sài Gòn lên tới ngã ba Phi Nôm rẽ phải chừng 30km; nếu từ Đà Lạt bạn có thể chạy về Cầu Đất qua đèo D’ran là bắt gặp phố núi xinh xắn nằm yên bình khiêm tốn nhưng ẩn chứa bao điều thú vị khiến lòng người đắm say…
Hình ảnh và tên gọi anh “Bộ đội Cụ Hồ” là một nét rất độc đáo trong văn hóa Việt Nam và trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc ta. Như Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh đầu tiên của các lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam đã nói “Hiếm có nước nào trên thế giới mà Nhân dân lấy tên của lãnh tụ đặt cho quân đội nước mình như ở Việt Nam. Đây là một tình cảm lớn, thiết tha, một sự yêu thương, tin tưởng của Nhân dân ta dành cho quân đội của mình, mà cách thể hiện cũng rất Việt Nam”. Anh Bộ đội Cụ Hồ là tên gọi, là danh hiệu mà Nhân dân ta đặt cho quân đội, dành cho các chiến sĩ quân đội Nhân dân.
Vào những ngày cuối thu, hoa dã quỳ đua nhau khoe sắc vàng. Rời trung tâm thành phố Đà Lạt đi theo Tỉnh lộ 722, chúng tôi đặt chân đến xã Đưng K’Nớ của huyện Lạc Dương. Là một xã vùng sâu, vùng xa, nơi đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ trên 90%. Dọc hai bên đường vào trung tâm xã là những cánh rừng ngút ngàn ẩn hiện trong lớp sương mù huyền ảo với những cánh rừng già bạt ngàn. Do địa hình đất sản xuất nông nghiệp đồi núi, độ dốc cao, trình độ canh tác còn thấp, chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế chưa cao, đời sống bà con chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp từ các loại cây cà phê, lúa, ngô… Chính vì vậy, đời sống của người dân phần lớn phụ thuộc vào mùa vụ, hầu hết mọi chi tiêu trong gia đình đều trông chờ chính vào vụ thu hoạch cà phê.