Ly dị! Hai chữ này không quá lạ khi nó xảy ra với một gia đình nào đó nhưng với vợ chồng ông Thuận bà Liễu lại khiến người ta xầm xì mãi. Vì gia đình họ giàu có, công việc của ông Thuận đang trên đường hốt bạc. Bà Liễu thì xinh đẹp dù đã gần năm mươi tuổi. Họ có một trai, một gái ngoan ngoãn, không đua đòi như một số gia đình dư thừa vật chất khác. Vậy mà gia đình họ đã tan vỡ. Mới đầu dư luận tò mò, không hiểu nhưng rồi sự gì trên đời cũng khó giữ kín. Thì ra, họ cũng như nhiều gia đình khác. Cũng có những hỷ nộ ái ố thường tình, khác là nhà nào khéo che đậy thì người ngoài không biết, thế thôi.
Năm mươi năm trước, tôi theo bước chân anh bộ đội tiến về thị xã Đà Lạt, làm nên cuộc tổng tiến công và nổi dậy thần kỳ. Những cánh rừng dầu, rừng thông lưa thưa che chở cho đoàn quân đi xuyên qua các buôn Pi Ông Tô, Bờ Xua, Nam Ban hoang tàn đổ nát. Địch tháo chạy, chúng lùa hết đồng bào vào khu tập trung để dễ bề kiểm soát. Tôi trở lại con đường này và chứng kiến biết bao điều đổi thay mới mẻ. Con đường 725B dài 22km chạy xuyên qua ba xã Đạ Đờn, Phi Tô, Nam Hà và thị trấn Nam Ban, đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, mở rộng kinh phí lên đến 125 tỷ đồng. Dừng chân ở xã Nam Hà (Nam Ban - Lâm Hà) là một xã vùng kinh tế mới, được tách ra từ thị trấn Nam Ban. Với diện tích tự nhiên 2.345ha, đất sản xuất 1.850ha, trong đó cà phê là cây trồng chủ lực chiếm 1.500ha, phần diện tích còn lại bà con trồng cây dâu tằm và rau, hoa.
Đã mấy chục năm về lại, trong ông vùng đất này lúc nào cũng mới, nó mới như ngày ông đến, ông đi rồi ông lại về. Về trong vòng tay ấm áp của tình đất, tình người mà ông luôn tri ân đã mấy chục năm qua và Nam Ban đã trở thành vùng đất tình người trong ông.
Nam Ban là thủ phủ của Vùng Kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng một thuở. Trong tâm thức của nhiều người, Nam Ban là vùng đất dữ. “Kinh sợ”. Bởi vùng đất này người ta từng đồn rằng có cả gần 100 “tội phạm nguy hiểm” từ thủ đô “di lý” vào, bởi đây là vùng “rừng thiêng nước độc”, vì nhiều lần bị lực lượng Fulro đột kích gây rối, vì không ai hiểu về vùng đất này, bằng chính những người trong cuộc...
Có một người cựu binh Mỹ đã dành phần đời còn lại của mình để làm một công việc rất đỗi thầm lặng: Dịch thơ ca Việt Nam sang tiếng Anh, đưa thơ ca Việt nói riêng và văn hóa Việt nói chung đến gần hơn với công chúng Mỹ, cũng như với bạn đọc toàn cầu. Ông là giáo sư - dịch giả Bruce Weigl - một “đại sứ văn hóa” Việt - Mỹ đáng kính.