Tránh ồn ào, náo nhiệt, một ngày các văn nghệ sĩ của Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng cùng các nhà khoa học, nhà báo trong một hành trình về với rừng, về ngắm lá phổi xanh, đắm mình trong mạch nguồn sự sống.
Trước nay, những người sống ở cao nguyên, vào các dịp nghỉ lễ thường chọn biển để đi tham quan, du lịch. Có lẽ vậy mà nhiều người chưa hiểu hết thiên nhiên với bao điều kỳ thú trên chính vùng đất mình đang sống. Tôi cũng vậy, nếu như chưa một lần đến với Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, một kho báu vô giá trên cao nguyên Lâm Viên hùng vĩ.
Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà là 1 trong 5 vườn quốc gia (VQG) lớn nhất Việt Nam. Vườn lấy tên theo 2 ngọn núi cao nhất ở Lâm Đồng (Bidoup 2.287m và Núi Bà cao 2.167m). Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên quốc tế, chọn Bidoup - Núi Bà diện ưu tiên số 1 trong dãy Trường Sơn của Việt Nam.
Buổi sáng mù sương, chúng tôi đã có mặt trên đỉnh Hòn Giao, nơi giáp ranh của hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa. Sương loãng dần, đã nghe tiếng rơi thảng hoặc của những giọt nước trên tán lá như một cơn mưa nhẹ. Bước chân thanh thản dưới tán rừng cổ thụ giữa vùng lõi Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, một trong những khu bảo tồn đa dạng sinh học lớn nhất Việt Nam, tâm hồn người trải nghiệm như được thanh lọc giữa không gian mênh mang thiên nhiên kỳ thú…
Thật xúc động khi ngồi viết những dòng này về ông Nguyễn Vỹ - một nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo, nhà văn hóa và nhà hoạt động xã hội nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975. Người đã rời xa cõi tạm cách đây tròn nửa thế kỷ.
Buổi sáng sớm cuối mùa mưa, chưa tới sáu giờ rưỡi, trời Bảo Lộc vừa hửng ánh ban mai, báo hiệu một ngày nắng đẹp. Con đường trải bê tông nhựa phẳng lì dẫn vào Trường THCS Phan Chu Trinh đã tấp nập học sinh đi bộ, đi xe đạp, phụ huynh học sinh đi xe máy chở con đến trường. Ai cũng khẩu trang kín mít, sau gần ba tháng học theo phương thức online, hôm nay học sinh các trường học trong thành phố Bảo Lộc được đến trường, học trực tiếp với thầy cô.
Người bạn thuở ấu thơ nhắn tôi về D’ran - nơi một thời dấu yêu nhiều kỷ niệm trong tôi… Ừ thì về, mình về với D’ran, về với thị trấn yên bình có nhiều ngôi nhà tựa lưng vào vách núi, về với những con phố nhỏ sương mù che khuất người đi… D’ran giờ là thị trấn nhỏ của huyện Đơn Dương, nếu đi từ Sài Gòn lên tới ngã ba Phi Nôm rẽ phải chừng 30km; nếu từ Đà Lạt bạn có thể chạy về Cầu Đất qua đèo D’ran là bắt gặp phố núi xinh xắn nằm yên bình khiêm tốn nhưng ẩn chứa bao điều thú vị khiến lòng người đắm say…
Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã làm cho nền kinh tế toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, Việt Nam tự hào là một trong số ít quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng dương. Tỉnh Lâm Đồng, báo cáo đánh giá tình kinh tế - xã hội năm 2020 vừa qua đã khẳng định: Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng 3,15%. Đặc biệt riêng huyện Đơn Dương một trong những địa phương đã vươn lên đạt những thành tựu hết sức ấn tượng…