Trên những xe tải nhà binh chở đầy ắp binh lính Nhật. Họ ngồi trên ba dãy ghế, tay nắm chặt khẩu súng mút-cơ-tông, lê tuốt trần. Sĩ quan binh lính đều im lặng. Động cơ xe nổ như gầm thét: Xe chạy như bay lấn át cả lề đường. Dân chúng, cảnh sát, lính Bảo an thấy xe vội nép vào mái hiên hay chạy sang lề đường.
Thiên nhiên, đất trời, con người của Đà Lạt có sức quyến rũ đặc biệt. Ai đã một lần đến với Đà Lạt cũng dễ tức cảnh thành thơ. Đà Lạt trở thành nơi quy tụ nhiều văn nghệ sĩ, du khách trong và ngoài nước đến đây và đã để lại hàng ngàn tác phẩm làm xao xuyến lòng người.
Tuổi trẻ ôm ấp những niềm tin và khát vọng, năm 1984 tôi vào làm việc trong ngành Công an tỉnh Lâm Đồng, công tác tại PA.15 - Phòng chống gián điệp, nay gọi là Phòng An ninh Đối ngoại. Tôi trở thành anh trinh sát với cấp hàm Thiếu úy.
Năm năm gần đây, bên cạnh tập trung phát triển KT-XH, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, lãnh đạo huyện Đạ Huoai đặc biệt quan tâm phát triển văn hóa; nhất là bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số bản địa bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Đầu năm 2010, khi chuyển về công tác tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, tôi được phân công theo dõi một số lĩnh vực trong đó có mảng văn hóa văn nghệ. Phải nói là bước đầu rất bỡ ngỡ nhưng vốn yêu thích lĩnh vực văn chương, tôi đã bắt tay ngay vào việc tìm hiểu về những công việc này trong đó có hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh nhà.
Mùng sáu Tết năm nay, tình cờ gặp một người trung niên ngoại quốc đang đi đường roi võ Bình Định tại nhà một người bạn ở Ánh Mai, Bảo Lộc. Tuy đường roi của ông không mạnh mẽ dứt khoát nhưng uyển chuyển nhẹ nhàng. Thấy tôi đường đột đứng xem, ông dừng roi, chào xã giao bằng tiếng Việt rất tình cảm.
Tháng ba mùa con ong đi lấy mật/ Mùa con voi xuống sông hút nước/ Mùa em đi phát rẫy làm nương…”. Lời bài hát ấy cứ ngân nga trong tôi mỗi độ tháng ba về. Tây Nguyên, tháng ba mùa này đang tràn ngập hương thơm cà phê, chè, dâu tằm, cây ăn trái… giữa đại ngàn rừng xanh, núi cao hùng vĩ. Tây Nguyên vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa của Việt Nam. Tây Nguyên đang lưu giữ bao trầm tích văn hóa, kỳ bí và độc đáo. Tây Nguyên, đang thay da đổi thịt từng ngày. Tây Nguyên đang “đột phá” phát triển giao thông đồng bộ hiện đại, thu thút đầu tư, các chương trình - công trình trọng điểm kinh tế, an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa (trong đó có Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại).
Thời gian qua, hoạt động văn hóa nói chung và văn học nghệ thuật (VHNT) nói riêng của tỉnh Lâm Đồng đã có những bước phát triển vượt bậc và giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. VHNT có nhiều đóng góp đáng ghi nhận trong đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các cấp lãnh đạo của tỉnh Lâm Đồng luôn xem việc phát triển hoạt động VHNT là một nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn phát triển hiện nay.
B’Lao trước đại dịch covid có nhiều bàn trà trước hiên của những người cao tuổi. Vào những buổi sáng đầy sương mù ấy các cụ ngồi tán chuyện đất trời. Cũng tại đây, nhiều câu chuyện được người ta thi nhau đặt lên bàn để bình luận. Đằng sau câu chuyện một thời hoa lửa là dân nghèo xa xứ với những mảnh đời trôi theo cơm áo trôi dạt vào xứ B’Lao. Nơi đây, họ đã tự quên đi đời mình để âm thầm xây dựng một thế hệ mới năng động bằng nội lực từ hai bàn tay và trí tuệ.
Hình như nhân loại luôn đối diện với những hiểm họa của đại dịch, thế kỷ nào cũng có từ một đến vài trận dịch lớn. Chỉ tính từ giữa thế kỷ thứ XIV trở đi thì nhân loại đã phải trải qua 5 đại dịch chết người hàng loạt. Thế giới càng văn minh, các phương tiện giao thông xuyên quốc gia, xuyên lục địa càng hiện đại; việc đi lại, giao lưu diễn ra càng thuận lợi, sôi động thì các bệnh hay lây cũng theo chân người càng lan nhanh ra toàn thế giới trở thành đại dịch và cứ trận dịch sau lây lan nhanh hơn trận dịch trước.
Huyện Đơn Dương là một huyện vùng cao nguyên Lâm Viên nằm ở khu vực phía Đông của tỉnh Lâm Đồng, có tổng diện tích đất tự nhiên 61.135ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 20.303ha; diện tích rừng hiện có 40.816ha. Dân số của huyện có trên 108 ngàn người, trong đó có trên 30% dân số là người đồng bào dân tộc bản địa.