Trên đất nước mình, nếu lựa chọn một địa chỉ cho sự phù hợp để kiến tạo nên các không gian nghệ thuật, thì Đà Lạt sẽ là một trong những đô thị mà nhiều người nghĩ đến. Trên cá ...
  • Trao đổi chân tình với chúng tôi, ông Nguyễn Bình Trị nguyên Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Quảng Lập nhiệm kỳ 2015-2020, nay là Bí thư thị trấn Thạnh Mỹ vui vẻ cho biết: “Trước năm 1975 thôn Quảng Hiệp thuộc xã Ka Đô nay là xã Quảng Lập huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng được mệnh danh là cái nôi cách mạng của huyện Đơn Dương. Năm 1968 ở đây đã có hàng trăm thanh niên tình nguyện thoát ly gia đình, lên đường tham gia cách mạng để góp phần trong Công cuộc giải phóng dân tộc. Nhiều người con, người em của Nhân dân xã Quảng Lập đã góp phần xương máu của mình trong Công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước…

    13/07/2021

  • Không sinh ra ở Việt Nam, chẳng có một người thân thích ruột thịt trên mảnh đất hình chữ S; Chuẩn bị trở thành Phó Hiệu trưởng một trường đại học ở Hàn Quốc, nhưng tiến sĩ Choi Young Suk cùng chồng là ông Kwon Jang Soo - Giám đốc kinh doanh của một hãng ôtô, đã từ bỏ tất cả để đến Việt Nam giúp đỡ những đứa trẻ khiếm thính, thiểu năng bằng chương trình giáo dục đặc biệt. Câu nguyện của bà Choi và ông Kwon không chỉ vượt ra khỏi biên giới, lãnh thổ và sự tử tế bình thường mà còn thể hiện một ý chí, quyết tâm “cãi mệnh trời” cho trẻ khiếm thính, câu chuyện làm cho người nghe xốn xang cảm xúc và trĩu nặng những nhớ thương.

    12/25/2021
  • Khách lữ hành phương xa mỗi bận đi về ngang ngã ba thị trấn Dran (huyện Đơn Dương - tỉnh Lâm Đồng) sẽ cảm thấy nơi đây thật bình thường như bao giao lộ khác. Hiện diện trong mắt mỗi người là hình ảnh một phố thị cấp huyện nhỏ bé, êm đềm nơi cao nguyên, nếu như không được đọc những dòng lịch sử cách mạng oai hùng tại đây. Có nhiều dấu ấn lịch sử độc đáo tại ngã ba Dran, nhưng đặc biệt nhất là sự kiện: Gần bốn mươi chiến sĩ cách mạng và quần chúng yêu nước bị chính quyền thực dân Pháp bắt và xử bắn trong các tháng cuối năm 1946, đầu năm 1947. Những con người đó đã hô vang khẩu hiệu trước khi chết, mà đến nay chính quyền địa phương mới truy tìm được danh tánh của chín liệt sĩ…

    12/11/2021
  • Một ngày cách đây hơn 6 năm trước, Ban liên lạc cựu cán bộ chiến sĩ, nhân viên Văn phòng Khu 6 đã tổ chức chuyến đi về nguồn, thăm lại Khu Di tích lịch sử Khu 6 ở Cát Tiên nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, trong đó có tôi. Không thể tả được cảm giác bồi hồi xen lẫn sự háo hức mong chờ giây phút được trải nghiệm cùng các cô chú, anh chị khi đặt chân lên vùng đất Cát Tiên, nơi ba tôi đã từng hoạt động cách mạng trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

    12/59/2021
  • Dù lần thứ hai vào Khu di tích lịch sử - Văn hóa Dục Thanh (được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch) xếp hạng di tích cấp quốc gia, nhưng không hiểu sao cứ như mới đến lần đầu. Đi một vòng quanh khu di tích: Chính diện là phòng học lớn được kê thẳng tắp 3 dãy bàn học trò, bên trên là tấm bảng đen. Tất cả bàn, ghế, bảng đen im lìm như đang trong giờ học và dường như còn ấm hơi Người. Gian nhà trong là khu Bác nghỉ ngơi, đọc sách. Khuôn viên Trường Dục Thanh không rộng nhưng được trồng nhiều loại cây. Cây khế hơn 100 tuổi được Bác trồng, cành lá ôm lấy một góc vườn và chi chít những chùm bông tím. Trong vườn trồng nhiều bưởi, giống bưởi quả vàng rất to (đây là giống bưởi được trồng tại khu nhà sàn của Bác ở Hà Nội). Và kia là cái giếng nước trong mát, ngày xưa Bác thường lấy nước tưới cây…

    12/38/2021
  • Nắng cuối xuân trải dài trên những ngọn đồi bát úp nhấp nhô bên dòng sông Đạ Huoai, xa xa đỉnh núi L Mu như chiếc Linga khổng lồ ẩn hiện giữa giải mây chiều lãng đãng, đang nhè nhẹ trôi trên khoảng trời xanh ngát. Trong căn nhà gỗ nhỏ ẩn dưới bóng bụi tre Rơla, một loại tre thân rất to của núi rừng vùng Mạ, ông K’Bròi Dam Brê khui ché rượu cần cổ thấp (ché yang) tiếp tôi trong tình thân của những người anh em lâu ngày mới gặp, ông gọi anh con trai nối dòng ra cùng ngồi, để giúp tiếp nước vào ché rượu cần mỗi khi một trong hai người chúng tôi hút rượu xuống dưới mức đánh dấu trên đoạn tre cắm giữa miệng ché rượu.
    24/53/2021
  • Chuyện cách đây đã hơn 50 năm, vậy mà cứ mỗi năm hè về trời bắt đầu nắng nóng, xem truyền hình thông báo thời tiết Hà Nội, Hải Phòng, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị… lên 39-400C, thì những kỷ niệm của đời lính pháo cao xạ (bộ đội phòng không) bảo vệ bầu trời miền Bắc, đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ lại hiện rõ trong tôi.

    22/05/2021
  • Không gian Đà Lạt quanh năm êm đềm quyến rũ, nhưng người Đà Lạt không ngủ yên khi quân thù còn bước chân xâm lược trên quê hương. Ta hãy điểm sơ qua đôi nét về truyền thống đấu tranh giành độc lập. Đà Lạt cùng cả nước, cả dân tộc nghe theo lời kêu gọi của Bác Hồ: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, xẻng, gậy gộc, đứng lên dành chính quyền về tay Nhân dân”. Từ ngày 23-8 đến ngày 28-8-1945, Nhân dân Đà Lạt đã vùng lên khởi nghĩa cướp chính quyền, hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng. Ở Đà Lạt UBND cách mạng lâm thời tỉnh Lâm Viên được thành lập, cử ông Phan Đức Huy làm Chủ tịch - chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp.

    03/23/2021
  • Có một ngày hội vui chung của toàn quốc từ biên giới đến hải đảo, từ đồng bằng đến miền núi, không phân biệt trẻ già trai gái, tất cả từ mười tám tuổi trở lên có quyền công dân đều đi bỏ phiếu. Nhà thơ Chính Hữu trong bài thơ “Lá phiếu hôm nay” viết năm 1960 lúc bầu cử Quốc hội Khóa II, có câu thơ: “Mỗi cử tri là một người mơ mộng”. Mơ mộng ở đây như là một khát vọng niềm tin gửi gắm. Lá phiếu bầu cử đã hiện thực hóa, đã chở cả bao tâm tình nghĩ suy có cả sức nặng, sức tải của thời gian, lịch sử của quá khứ và bắt đầu cho một tương lai...

    02/08/2021
  • Xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai chạy dọc theo Quốc lộ 20, nằm giữa thị trấn Đạ M’ri và thị trấn Madagui. Gần 20 năm trước, Hà Lâm nằm trong danh mục xã nghèo. Khác chăng, cái nghèo của Hà Lâm không là cái nghèo đầu bảng...

    31/03/2021
  • Phượng tím có nguồn gốc từ Nam Mỹ, du nhập vào Đà Lạt năm 1962. Kỹ sư Lương Văn Sáu (tốt nghiệp Trường Canh nông Versailles - Pháp) là người đầu tiên ở Đà Lạt mang hạt về ươm, rồi trồng nhiều cây con 2 bên đường vào chợ Đà Lạt, nhưng chỉ sống được 1 cây (trước khách sạn TTC bây giờ).
    31/58/2021
  • Làng tôi bên bờ sông Đáy (cách cố đô Hoa Lư 8km) có đồng lúa, nương ngô xanh mướt cánh cò bay, bát ngát hương đồng gió nội. Làng tôi có đê quai, cây đa, bến nước, sân đình lưu giữ bao trầm tích văn hóa và kỷ niệm. Thuở xưa, làng tôi có người con gái lấy vua, được phong Hoàng Thái hậu. Cứ mỗi dịp Tết đến, nỗi nhớ quê trong tôi lại trào dâng, bao kỷ niệm ùa về, như “Tập phim” xem mãi không bao giờ chán.
    26/18/2021
  • Hướng tôi về là một làng hoa ven thành phố Đà Lạt. Làng Xuân Thành, nay là thôn Xuân Thành thuộc xã Xuân Thọ. Đây là một trong năm làng hoa nổi tiếng ở thành phố Đà Lạt. Năm 2020, thôn đón bằng công nhận “Triển khai xây dựng, nhân rộng mô hình khu dân cư kiểu mẫu”. Trong chương trình thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh” của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng.

    22/40/2021
  • Ma túy, nghiện ngập từ lâu như một căn bệnh mà các địa phương chưa có thuốc để chữa trị dứt điểm. Thành phố Bảo Lộc cũng đang chịu chung căn bệnh này. Làm gì để giúp những người “đi chệch quỹ đạo yêu thương” tìm lại chính mình đang là niềm trăn trở của toàn xã hội trong đó có chị Nguyễn Thị Gạo - “người đàn bà điên” tại phố trà B’Lao.
    22/34/2021
  • Theo Người, trong xã hội, người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, nhất là trong xã hội còn chịu nhiều ảnh hưởng tàn dư của chế độ phong kiến và xã hội thực dân, đế quốc. Người khẳng định: "Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi. Bạo lực đó lại đem ra đối xử với phụ nữ thì lại càng bỉ ổi hơn nữa. Do đó, chỉ khi nào đánh đổ được bọn thực dân cướp nước, giành được độc lập tự do cho dân tộc thì người phụ nữ mới được giải phóng" (Hồ Chí Minh toàn tập - tập 3 - trang 526).
    22/29/2021