Còn một tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 1979 - Tết Kỷ Mùi. Mọi năm đồn biên phòng chúng tôi được trên cho luân phiên về quê ăn Tết với gia đình. Nhưng năm nay chỉ thị của trên cho biết: Tất cả cấm trại, không được ra khỏi vị trí của mình.
Cô giáo Bồ Câu Trắng hôm nay bị ốm. Sự việc xảy ra quá đột xuất nên chưa kịp thông báo cho học sinh được, chính vì thế mà lớp học đã trở nên nhốn nháo. Cô bạn Chích Chòe lười học nên nhảy cẫng chân sáo lên vui mừng. Anh bạn Sáo Sậu cũng vui mừng không kém, luôn miệng nói “Thích quá! Thích quá! Nhưng với những người bạn chăm chỉ học hành như Khướu Sao, Vành Khuyên, Ri Đá thì tỏ vẻ mặt ra điều tiếc nuối. Nhỡ một buổi học là nhỡ biết bao nhiêu kiến thức thú vị. Tiếc quá! Tiếc quá! Và nhóm bạn chăm học cầu mong cho cô giáo Bồ Câu Trắng nhanh chóng khỏi bệnh.
Buổi chiều cuối năm, trên đường phố tấp nập dòng người hối hả đi mua sắm Tết, lẫn trong dòng người háo hức ấy, một người phụ nữ dáng mảnh mai, khuôn mặt u buồn lầm lũi bước những bước chân vô định. Chị cứ lang thang trên những con phố như muốn kiếm tìm những kỷ niệm của dĩ vãng. Chiều dần buông, bước chân vô tình đưa chị ra biển khi nào chị cũng không hay biết.
Tình yêu đầu đời trong trẻo đến lạ kỳ. Ngay cả một cái nắm tay cũng không có. Cô mạnh mẽ, còn anh thì ngược lại: Yếu đuối, nhưng chân thành và say đắm. Anh mê cô như mê mùi hoa ở ngọn đồi Tây Nguyên này vậy. Mùi hoa đằm thắm dịu nhẹ, thanh và sâu. Chỉ một lần gặp mà suốt đời không thể quên. Đất Tây Nguyên vốn mỡ màu phì nhiêu, thắm mưa, đượm nắng nên cây cối mọc trên đất này lúc nào cũng tươi mởn, hừng hực sức sống.
Đã ba tháng dịch covid bùng phát ở thành phố, khu phố nhà bé Nhi cũng có người mắc covid. Ba mẹ bé là bác sĩ nên ngày đêm phải ở bệnh viện lo chống dịch. Trường mầm non của bé đã nghỉ hè nên mẹ đưa bé về quê với bà ngoại, vừa để tránh dịch cũng là thăm ngoại. Ngoại ở một mình, có bé Nhi về ngoại vui lắm, hai bà cháu cứ ríu rít với nhau. Ngoại già rồi, hay đau mỏi, tối nào bé Nhi cũng đấm lưng, bóp vai, bé còn nhổ tóc sâu cho ngoại, giúp bà quét nhà, lau nhà cửa.
Tôi trở lại Đà Lạt lần này là để thực hiện hai “sứ mệnh”. Thăm gia đình người anh họ nhân ngày giỗ bác tôi và cố gắng hoàn thành vài bức tranh về thiên nhiên, nhất là được vẽ về những khu rừng nguyên sinh. Tuy ra trường với tấm bằng Kiến trúc, nhưng hội họa là niềm đam mê và cũng là niềm vui của tôi.
Đồ cũ, secondhand, đồ xôn, hàng thùng, quần áo siđa... chợt nghe rợn cả người. Chỉ ngửi thấy cái mùi cũ đặc trưng đã rùng mình nôn ọe, sợ không dám chạm tay vào. Có thể là tư trang của người chết, bệnh nhân cùi... Ấy vậy mà anh chàng này lại thích, nói đúng hơn là nghiện những thứ đó. Anh secondhand toàn phần, từ đôi giày anh mang, quần áo anh mặc, cái mũi đội đầu, tất cả đều secondhand tự tay chọn sắm ở các cửa hàng đồ cũ khắp trong và ngoài nước. Đến Budapest (Hungary), anh liền đi thăm phố Maiacôpxki chuyên bán đồ cũ, mua được cái gì anh cho vào túi xách mang theo để khỏi lộ ra bao bì có đề tên các cửa hàng đồ cũ. Anh nhắc mọi người, trên tàu điện ngầm đừng nhắc đến “Maiacốpxky” mà chỉ nói “tôi vừa ở phố “Nhà thơ” về. Anh say sưa kể những trường hợp trúng số độc đắc, mua được cái gì đó ưng ý.
Ka Thoan học một lớp với tôi, nhưng nhìn chị có vẻ già hơn tôi đến năm, bảy tuổi. Là học sinh dân tộc ít người, chị được ưu đãi một số chế độ riêng, nhưng Ka Thoan rất độc lập trong suy nghĩ. Cái gì biết thì nói biết, cái gì không biết thì nói không biết. Ði học, chị vẫn mặc y phục truyền thống của mình, trong khi bạn bè trang lứa với chị họ mặc quần jean, áo pull, đi guốc cao gót. Hai năm rồi, Ka Thoan thi trượt tốt nghiệp phổ thông, nhưng chị vẫn học lại. Kiên nhẫn như chị là một điều hiếm thấy trong các cô gái người dân tộc K’Ho. Thật ra, Ka Thoan cũng quên luôn cái tuổi rồi. Mẹ chị đẻ chị trong rừng, thiếu thốn mọi phương tiện y tế. Ðêm đó địch càn vào buôn, mẹ chị là cán bộ cách mạng, một mình vượt cạn, rồi một mình bọc con trong gùi chạy lên núi. Người mẹ bị thương. Đứa con còn sống sót là may mắn lắm rồi.
Họ cưới nhau trong tình yêu hạnh phúc. Hân - Trưởng phòng một công ty đầu tư nước ngoài, Tuệ Nghi - họa sĩ hãng phim, căn hộ gia đình họ tọa lạc ngay trung tâm thành phố. Cha Hân bệnh mất sớm, mẹ nuôi anh trong nhọc nhằn với nghề hàng xén ở làng quê. Bà kỳ vọng vào đứa con trai duy nhất hiền lành thông minh, lấy đó làm niềm hạnh phúc đời mình. May mắn đến với bà, cưới vợ cho con trai cùng lúc đất nhà nằm trong khu dự án quy hoạch công nghiệp được đền bù giải tỏa một khoản tiền khá. Tất cả của nải chắc chiu dành dụm bao năm bà đã dồn cho vợ chồng Hân - họ tậu căn hộ mới ngay khu đất vàng đô thị. Bà Vò nghĩ mình già rồi họ, hàng bà con láng giềng bấy nay thôi thì đất lề quê thói chẳng phải đi đâu, xe cộ inh ỏi với lối sống đô thị náo nhiệt xô bồ, mình chẳng thích hơn nữa có thân thiết quen biết ai đâu, buồn chán lắm. Thôi thì cứ ung dung tự tại nơi làng quê yên bình, đi đâu cho nhọc lòng khổ dạ.
Cậu à”, chị Minh bắt đầu câu chuyện: “Chị biết chị có lỗi và phụ lòng mọi người trong gia đình cậu”. Chị ngưng lại một lúc rồi nói tiếp: “Chị không thể ăn nhờ ở đậu nhà em mãi được, tuy chú thím coi chị như con cháu nhưng mà chị phải đi…”. Chị Minh ngước lên nhìn tôi: “Cậu hiểu cho chị, chị phải đi tìm ba bé Ti, nó không thể không có ba cậu à”. Tôi bắt đầu hiểu đôi chút về chuyện chị Minh. “Hồi đó cậu còn nhỏ không để ý chớ khi chị đến nhà cậu ở người ta xầm xì về chị nhiều lắm. Không có thím Sáu an ủi chắc chị bỏ xóm Cô Hồn đi lúc mới sanh bé Ti. Người ta thường hỏi chị ba con nhỏ đâu mà không thấy, chắc lại là Việt kiều hồi… hộp phải không? Chị chỉ biết đứng chết trân nhìn người ta thôi chứ không biết trả lời ra sao. Mà miệng người đời ác lắm cậu à. May mà má cậu biết chuyện, thím qua thẳng nhà bà Tám làm cho bà ấy một trận ra trò. Nhưng chị biết ở xóm nhà cậu người ta vẫn thường đem chuyện của chị ra “nói hành nói tỏi”, chị buồn lắm cậu à…”