Ngồi trong công viên, nhìn những đứa trẻ cùng tuổi xúng xính trong bộ đồ đẹp đẽ, vui vẻ nô đùa bên cạnh bố mẹ, đôi mắt nó nhòe đi cay xè. Đưa tay quẹt nhanh dòng nước mắt đang bò xuống má nhồn nhột, nó uể oải đứng dậy lê bước chân buồn tủi rời công viên khi ráng chiều dần buông.
Hôm qua, mới tối một lúc sấm, chớp nổi lên đùng đùng. Gió, gió mới khủng khiếp làm sao, cứ như muốn giật tung mọi thứ ném đi, rồi mưa ập đến đổ nước xuống ầm ầm. Một lúc sau mưa tạnh, gió nhè nhẹ lướt qua, trả lại bầu trời đầy sao.
Không biết từ bao giờ, người ta lan truyền câu: “Ruồi vàng, bọ chó, gió Tà Nung”. Vùng đất Tà Nung như một lòng chảo, xung quanh là đồi núi, chỉ có một con đường nhỏ phủ đầy sỏi đá nhấp nhô chạy qua làng. Tà Nung cách Đà Lạt chừng hai mươi kilômet, có đặc sản là khoai lang mật, hương vị thơm ngon có tiếng, đất đỏ bazan Tà Nung rất tơi xốp, các loại rau lấy củ chỉ cần dùng tay bới nhẹ là thu hoạch được ngay. Tà Nung là miền đất vẫn còn hoang sơ, ẩn chứa tiềm năng cho nông nghiệp, phong điện, thủy điện, khoáng sản… Nhiều người giàu ý chí và tài năng đã đến đây lập nghiệp nhưng sau khoảng thời gian đầu tư tiền của và công sức, không hiểu vì sao họ đều bị thất bại. Người ta cố tìm ra nguyên nhân, phải chăng đất Tà Nung có con “sâu sùng” chuyên cắn rễ các loại rau, vùng Tà Nung vượng âm khí, hay là Tà Nung gió quá mạnh.
Tôi cũng vậy. Cũng có một kỷ niệm sẽ theo tôi đến suốt cuộc đời - kỷ niệm về thầy Lê Việt Dũng. Thầy Dũng dạy môn Toán, Trường Trung học Phổ thông ở miền Bắc Quyết Tiến nơi tôi theo học. Ngày ấy trước năm 1975, hệ trung học phổ thông (gọi là cấp ba) có ba lớp: Tám, chín, mười; trung học cơ sở gọi là cấp hai có ba lớp: Năm, sáu, bảy; tiểu học gọi là cấp một có bốn lớp: Một, hai, ba, bốn.
Hắn bước vội vào nhà, cơn giông sầm sập đuổi theo phía sau. May quá vừa đóng cửa lại chưa kịp ngồi xuống thì những giọt mưa đầu tiên đã rơi lộp bộp, lộp bộp... rồi mưa như gõ trống trên mái nhà. Vợ hắn, một phụ nữ đã độ tuổi trung niên nhưng còn rất nhanh nhẹn, nhìn qua cửa nói với hắn mà như nói một mình: "Chà, may quá lúc nãy em đang định tưới cho đám rau nhà mình nhưng bận quá nên chưa kịp, vậy mà bây giờ..." nàng buông lửng câu nói rồi quày bước xuống bếp chuẩn bị cơm nước...
Đúng ra tôi phải nói và viết “người phụ nữ hoặc người đàn bà ngồi bên suối” bởi vì thiếu nữ chỉ dùng để chỉ các cô gái trẻ tuổi mười chín, đôi mươi trở xuống. Nhưng với chị, tôi muốn chị mãi là thiếu nữ…
Kỷ niệm đầu tiên đến với Tây Nguyên, Đức hỏi bác xe ôm: Sao ở đây họ trồng nhiều cây trầu thế? Được bác giải thích là cây hồ tiêu. Đức biết cây hồ tiêu ngoài thực tế. Qua cung đường gần về đơn vị, cạnh những vạt đồi, khe suối, từng đám hoa vàng khoe sắc. Cũng qua lời giải thích, Đức mới biết đó là loài hoa dã quỳ, nở vào mùa thu, loài hoa đặc trưng Tây Nguyên.
Quán cà phê “dã quỳ” tuyệt đẹp, nhất là vào mùa khô, hoa quỳ nở rộ nhuộm vàng tầm mắt. Loài hoa dại này không phải là sở hữu riêng của Đà Lạt, nó mọc hoang trên khắp núi đồi vùng cao Tây Nguyên, được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau: Hoa cúc quỳ, hoa quỳ, hoa cúc dại. Những người có đầu óc thẩm mĩ, dùng tu từ, họ thích gọi là “hoa dã quỳ”, nghe gần gũi với thiên nhiên hoang dã.
Ở bên kia nhấc máy, vừa nghe ba nói “Alo!…”, nước mắt tôi đã trào ra khỏi bờ mi. Tôi phải cố nén lòng mình để ba không nghe tiếng nấc nghẹn của tôi, để ba vẫn nghĩ tôi luôn mạnh mẽ, luôn tự tin mà đối mặt với giông tố cuộc đời.